Bài viết phản hồi dưới đây đăng trên Tuanvietnam, giới thiệu những ý kiến của toàn những “dương vật” wan trong, bằng cấp, học vị đùng đùng. Nhưng toàn những kết luận võ đoán mà không đưa ra được bằng chứng nào cho quan điểm của họ “Thời Hùng Vương ở trần đóng khố”.
Dưới đây là những luận điểm của họ.
—————————————–
Thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2009 | 20:12 (GMT+7)
Không phải lúc nào tổ tiên cũng cởi trần, đóng khố
Tác giả: Hoàng Hường
Bài đã được xuất bản : 6 giờ trước
Chuyện người Việt cổ cởi trần đóng khố là đúng, nhưng chỉ phản ánh một phần, hoặc chỉ thể hiện những gì chúng ta mường tượng khi chưa tìm được các bằng chứng khảo cổ.
LTS: Sau khi bài viết: Xin đừng hiểu về trang phục của tổ tiên như thế! của tác Vũ Kim Biên được đăng trên Tuần Việt Nam. Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi về đề tài này. Để rộng đường dư luận, chúng tôi tiếp tục giới thiệu các ý kiến của các độc giả quanh câu chuyện này
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển ở thời đại Hùng Vương và Âu Lạc
Trong cuốn Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh khẳng định thời kỳ dựng nước, thời đại của các Vua Hùng nổi hiệu trống đồng dựng nước Văn Lang, thời An Dương Vương xây Cổ Loa Thành; tổ tiên ta đã phát triển nhiều nghề như nông nghiệp, luyện kim, thủ công và dệt vải. Có nhiều dấu tích chứng minh ông cha ta thời đó đã sử dụng sợi vỏ cây hoang dại và cây trồng như đay, gai và chăn tằm ươm tơ lấy sợi dệt thành vải mặc.
Tác giả Ngô Đức Thịnh dẫn chứng các hình ảnh trên các hiện vật khảo cổ như trống đồng, tượng đồng, đồ gốm… giúp người thời nay hình dung ra trang phục tổ tiên xưa. Ở một số hình ảnh, người phụ nữ mặc váy, cởi trần. Những người giàu có thì trang phục đa dạng và hoàn chỉnh hơn với váy may hình ống hay váy mảnh; áo cánh xẻ ngực mặc ngoài, không cài khuy. Cách mặc gần giống những phụ nữ Kinh, Mường gần đây.
Trong những ngày lễ hội, phụ nữ được hoá trang, chiếc váy vải thường ngày được thay bằng váy lông chim hay váy lá, váy sợi cây; trên đầu vũ nữ đội mũ lông chim, phía trước cắm lông dài hay những bong lau. Trên người họ đeo trang sức như khuyên tai, vòng tay, bao chân có gắn nhạc, làm mỗi bước đi lại phát ra âm thanh.
Ảnh chụp từ cuốn Trang sức cổ của tác giả Trịnh Sinh
Tuy không phong phú như trang phục nữ, đàn ông thường ở trần, đóng khố; hoặc mặc áo chui đầu hay những tấm áo choàng có trang trí nhiều hoa văn. Đàn ông và đàn bà đều cắt tóc đến ngang vai hoặc búi tóc tròn sau gáy.
Tác giả cũng cho rằng thời đại Hùng Vương đã phổ biến tục nhuộm răng, ăn trầu. Điều đó cho thấy khái niệm về thẩm mỹ và tiêu chuẩn về cái đẹp đã định hình đã khá phát triển trong thời đại đó. Tục xăm mình cũng đã phổ biến ở thời kỳ này với những hình lượn song, móc câu, hình thuỷ quái…
Tác giả khẳng định với trình độ phát triển kinh tế – xã hội thời đó, những đặc trưng ăn mặc đã hình thành và định hình và bắt đầu phát triển đa dạng mà ngày nay được nhận biết dưới trang phục của các dân tộc Việt.
Ảnh chụp từ sách Trang phục Việt Nam của tác giả Đoàn Thị Tình
Trong cuốn Trang phục Việt Nam, tác giả Đoàn Thị Tình căn cứ trên đặc điểm khí hậu của Việt Nam, đặc biệt vùng Miền Bắc có bốn mùa tương đối rõ rệt đã thúc đẩy sự phát triển đa dạng về trang phục cuả người Việt ở từng vùng.
Tiến sĩ Đoàn Thị Tình cũng khẳng định thời đại Văn Lang đã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải. Bà Tình cho rằng vào thời này, người phụ nữ thường mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào người, phía trong mặc yếm; hoặc áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở phần vai và ngực. Váy phụ nữ có hai loại: váy kín (chui) được khâu hai mép thành ống; hoặc váy mở (quấn). Váy ngắn đến đầu gối hoặc dài đến gót chân.
Đàn ông đóng khố, cởi trần, hoặc mặc áo chui đầu hay áo choàng có hoa văn trang trí. Trang phục chiến binh được biết qua các cấu kiện còn lại như đai lưng đồng, bao ống chân, bao tay bằng đồng. Mảnh giáp thời này có hình chữ nhật, làm bằng đồng mỏng dung để che ngực; loại giáp khác có các mảnh đồng vuông nhỏ hơn che cho riêng từng bộ phận quan trọng trên cơ thể người. Loại chữ nhật có 4 quai đeo, còn loại hình vuông có lỗ ở các góc để xỏ dây buộc hay đính vào áo.
Cả hai loại đều có mặt trong nhẵn nhụi, mặt ngoài trang trí hình người hoá trang thành chim, hoặc hình cá sấu cách điệu và các hoa văn hình chữ X.
Ảnh chụp trong cuốn Trang phục Việt Nam
Trong một nghiên cứu khác, nhà nhân chủng học, PGS Trịnh Sinh cũng đưa ra quan điểm rằng ở thời người Việt cổ không chỉ biết phát triển nghề dệt vải và có trang phục phong phú, mà tổ tiên chúng ta đã dùng đồ trang sức để làm đẹp.
Theo ông Sinh, trang sức của người Việt cổ chủ yếu được làm từ những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, nhiều màu sắc như những vỏ ốc xâu vào nhau làm vòng đeo cổ; hoặc người ta vẽ các hình lên người bằng thổ hoàng làm trang trí.
Một loại trang sức phổ biến khác là đồ đá, điều này thể hiện ở những hình ảnh minh họa trên trống đồng, chuôi dao đồng, những người phụ nữ búi tóc cao, đeo khuyên tai dài.
Ông Sinh đưa ra một ví von rất “thời đại”: nếu bình chọn người phụ nữ đẹp nhất thời đại Đông Sơn, thì vương miện sẽ thuộc về tượng người phụ nữ trên cán chiếc kiếm ngắn tìm được dưới chân Núi Nưa (Thanh Hóa).
Ảnh chụp trong cuốn Trang sức cổ
Trên hiện vật này, tượng người phụ nữ được tả thực với khuôn mặt trái xoan (vẻ đẹp chuẩn mực của phụ nữ Việt từ thời Đông Sơn), sống mũi nổi, miệng nhỏ thon. Đặc biệt, người phụ nữ này có đôi tai rất to và được đeo khuyên tai lớn nặng chấm vai.
Trang phục của tượng nữ này cũng rất cầu kỳ, thể hiện thân phận qúy tộc: Trên đầu là một cái mũ có chóp nhọn, tóc được búi ngược lên, quấn nổi rõ một dải băng hình bông lúa. Quần áo được dệt may công phu, đẹp mắt, áo chẽn, váy chùm kín chân, có dải thắt lưng dài được thả xuống đằng xuống đằng sau chạm đất.
Đàn ông thường mặc khố ngắn, cởi trần. Cả đàn ông và đàn bà đều đeo khuyên tai và vòng tay.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy, tác giả cuốn Văn hóa Việt Nam buổi đầu dựng nước cho biết ngoài sợi gai, vải lụa, người Việt cổ còn có một đặc sản trang phục rất đặc biệt, được các học giả gọi là “vải Giao Chỉ”.
Vải Giao Chỉ được dệt bằng sợi tơ cây chuối, vốn rất sẵn có tại Việt Nam. Người Việt trồng chuối lấy quả ăn, lấy sợi tơ của thân dệt thành vải mặc. Tác giả trích dẫn sách Phương Nam di vật chí có ghi rằng: “Phụ nữ lấy tơ chuối dệt thành hai loại ky và khích gọi là vải Giao Chỉ”. Sách khác là Quảng chí chép: “Thân chuối xé ra như tơ, đem dệt thành vải. Vải ấy dễ rách nhưng đẹp, màu vàng nhạt, sản xuất ở Giao Chỉ”.
Trên hiện vật này, tượng người phụ nữ được tả thực với khuôn mặt trái xoan (vẻ đẹp chuẩn mực của phụ nữ Việt từ thời Đông Sơn), sống mũi nổi, miệng nhỏ thon. Đặc biệt, người phụ nữ này có đôi tai rất to và được đeo khuyên tai lớn nặng chấm vai.
Trang phục của tượng nữ này cũng rất cầu kỳ, thể hiện thân phận qúy tộc: Trên đầu là một cái mũ có chóp nhọn, tóc được búi ngược lên, quấn nổi rõ một dải băng hình bông lúa. Quần áo được dệt may công phu, đẹp mắt, áo chẽn, váy chùm kín chân, có dải thắt lưng dài được thả xuống đằng xuống đằng sau chạm đất.
Đàn ông thường mặc khố ngắn, cởi trần. Cả đàn ông và đàn bà đều đeo khuyên tai và vòng tay.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy, tác giả cuốn Văn hóa Việt Nam buổi đầu dựng nước cho biết ngoài sợi gai, vải lụa, người Việt cổ còn có một đặc sản trang phục rất đặc biệt, được các học giả gọi là “vải Giao Chỉ”.
Vải Giao Chỉ được dệt bằng sợi tơ cây chuối, vốn rất sẵn có tại Việt Nam. Người Việt trồng chuối lấy quả ăn, lấy sợi tơ của thân dệt thành vải mặc. Tác giả trích dẫn sách Phương Nam di vật chí có ghi rằng: “Phụ nữ lấy tơ chuối dệt thành hai loại ky và khích gọi là vải Giao Chỉ”. Sách khác là Quảng chí chép: “Thân chuối xé ra như tơ, đem dệt thành vải. Vải ấy dễ rách nhưng đẹp, màu vàng nhạt, sản xuất ở Giao Chỉ”.
** Các chuyên gia: Trang phục người Việt cổ không thể chỉ là cởi trần đóng khố
Tiến sĩ Nguyễn Việt, GĐ Trung tâm tiền sử Đông Nam Á: người Việt cổ không “ăn lông ở lỗ” như cách nghĩ thông thường
Ông Nguyễn Việt Ảnh: Hoàng Hường
Chúng tôi có nhiều bằng chứng đúng là đàn ông đóng khố, rất rõ rang, trông gần giống trang phục của người Tây Nguyên hiện nay. Nhưng phụ nữ ăn mặc rất ấm cúng. Hiện nay chúng tôi cũng đang nghiên cứu một vấn đề: vào thời kỳ này có vẻ lạnh hơn hiện nay rất nhiều, thể hiện ở mực nước biển thấp hơn ngày nay. Khi đào những ngôi mộ tại Đồng Xá, chúng tôi tìm được rất nhiều vải, và có nhiều lớp. Khi theo dõi các tượng đào được ở Làng Vạc, tôi cũng thấy phụ nữ mặc rất kín.
Điều đó cho thấy rằng chuyện cởi trần đóng khố là đúng, nhưng chỉ phản ánh một phần, hoặc chỉ thể hiện những gì chúng ta mường tượng khi chưa tìm được các bằng chứng khảo cổ, nên các nghệ sĩ dựa vào tư liệu của các nhóm dân tộc. Theo tôi khố chỉ phản ánh một trong những trang phục của người xưa, có thể vào thời điểm nóng hoặc lúc lao động. Nó không thể hiện người Việt thời đó “ăn lông ở lỗ” như cách nghĩ thông thường.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Trịnh Sinh, Viện khảo cổ học: thời An Dương Vương và Hùng Vương, người Việt ta đã ăn mặc khá kín đáo và đẹp
Ông Trịnh Sinh (Ảnh: Hoàng Hường)
Ở thời An Dương Vương và Hùng Vương, người Việt ta đã ăn mặc khá kín đáo và đẹp, thậm chí rất đẹp, thể hiện ở nhiều bằng chứng khảo cổ. Theo tôi hình tượng đặc trưng nhất của trang phục người Việt cổ thời này là phụ nữ mặc váy, chính là mẫu váy trên tượng tròn. Còn đàn ông cũng có thể đóng khố hoặc quần áo bình thường. Trang phục lễ hội có thể gắn thêm lông chim.
Nhà nhân chủng học, PGS Nguyễn Lân Cường: tư duy thiếu logic!
Ông Lân Cường (Ảnh: Hoàng Hường)
Ý tưởng để các bậc tổ tiên cởi trần đóng khố là không sai, nhưng chỉ đúng một phần, trong những hoàn cảnh nhất định. Ví dụ, trong lúc lao động, vui chơi sinh hoạt, hoặc ở những hoàn cảnh cần thể hiện sự khỏe khoắn mạnh mẽ, đàn ông có thể mặc khố cởi trần; nhưng ở những sự kiện quan trọng và vào mùa đông, trang phục đó không thể phù hợp.
Một vấn đề khác tôi cho là rất nhiều hình ảnh trên sách báo được vẽ manh tính chất cảm tính, không dựa trên cơ sở khoa học nào. Tôi không tán thành việc để các Vua Hùng hay An Dương Vương cởi trần đóng khố. Tôi không nghĩ ở thời kỳ đó người Việt còn mông muội thế. Tư duy logic một chút thì ngay từ thời sống trong hang động, con người đã phải tự tìm cái gì đó như vỏ cây hay da thú đắp lên người để khỏi lạnh. Thì đến lúc hệ thống chính trị, xã hội được hình thành như của các Vua Hùng rồi mà vẫn hoang sơ như thế thì hoàn toàn không hợp lý.
Tuanvietnam.net