Đó là tựa một bài viết trên tuanvietnam.vn để tôn vinh một thiên tài khi đã được số đông công nhận.Nhưng nếu chính ông Ngô Bảo Châu nói thì không có vấn đề gì. Cùng lắm người ta bảo ông ta ngạo mạn. Nhưng đây lại là sự ăn theo hào quang của một thiên tài. Thấy đời nó buồn cười quá, nên viết bài này!….
=====================================
Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu?
Tác giả: Thái Nam Thắng
tuanvietnam.vn
Bài đã được xuất bản.: 24/08/2010 06:00 GMT+7
Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng “hoà thượng” Thích Học Toán thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương “Fields” lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu.
Hiện tượng Ngô Bảo Châu: “Thông minh” hay “trí khôn”?
Nức lòng sự kiện GS Châu, tĩnh tâm ngẫm về vận nước
Nguyên PTT Vũ Khoan ngẫm về thành quả của Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu – Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam!
“Rất khó để Việt Nam có những thành quả như GS Châu”
Từ Ngô Bảo Châu nghĩ về trí tuệ Việt Nam
Sự thông minh và sự “chậm lớn” của người Việt
LTS: Sau những ngày cả xã hội vui mừng đón nhận thông tin GS Ngô Bảo Châu được vinh danh với giải thưởng Fields danh giá, mới đây Tuần Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Thái Nam Thắng, đặt ra những vấn đề đáng suy ngẫm. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng bài viết dưới đây.
Không có sự sáng tạo đích thực nào không đi liền hai chữ “tự do”
Mỗi người cần có khát vọng, cả dân tộc dám ước mơ? Liệu đó có thể là những tia lạc quan cho người Việt sau sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Fields? Chắc chắn sẽ còn nhiều câu hỏi và dự cảm hơn thế, nhưng câu trả lời hình như đang bị che khuất đâu đó chung quanh những thông tin quá nhiều về lòng tự hào Việt Nam trong những ngày vừa qua.
Ai cũng hiểu, lòng tự hào như vậy cũng sẽ nhanh chóng đi qua. Nếu nói cho đúng, hiện tượng Ngô Bảo Châu đã đi vào lịch sử toán học thế giới. Ngô Bảo Châu sẽ chẳng còn là niềm tự hào riêng của người Việt, của “nền toán học Việt Nam”, “trí tuệ Việt Nam”.
Nhưng rồi đây có bao nhiêu “trí tuệ Việt Nam”, “trí tuệ của nền toán học Việt Nam” có thể hiểu đầy đủ về “Bổ đề cơ bản” để diễn giải và ứng dụng nó trong tư duy toán học của người Việt hay ở các lĩnh vực khác liên quan đến toán học, đến đời sống thực tiễn?
Sự bí hiểm của một nghi vấn suốt 30 năm, làm đau đầu thế giới toán học, chả lẽ cuối cùng cũng chỉ đọng lại một mớ những mơ mơ hồ hồ trong cái “niềm tự hào” kiểu phong trào kia hay sao? “Của báu” mà không đủ khả năng để dùng, hay thuộc sở hữu của đỉnh cao trí tuệ Việt Nam, nhưng thế giới lại “mượn” để dùng, và dùng rất đúng chỗ, rất hiệu quả?
Sự vượt trội của một cá nhân xuất sắc cuối cùng đã làm lộ ra một sự thật trần trụi, nói như Lão Tử đó là “thiểu thắng đa” của đạo giảm trừ (đạo Trời). Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông. Nếu tinh tuý mà thuộc về số đông thì nó chẳng còn gì là tinh tuý nữa. Đó là con đường độc thiện kỳ thân và cả sự khổ công “tu luyện” của “hoà thượng” Thích Học Toán (blog của GS Ngô Bảo Châu) trong nhiều ngày nghiền ngẫm, suy nghiệm về “công án” Langlands.
Có lẽ lời phát biểu liên quan đến quyền tự do đã gây ấn tượng đến nhiều người của GS Ngô Bảo Châu những ngày qua . GS Ngô Bảo Châu đã nhận thức về hai chữ “tự do” ở đỉnh cao của vinh quang cá nhân. Thiết nghĩ, đó mới là niềm tự hào của người Việt Nam về Ngô Bảo Châu, và với câu nói này “hoà thượng” Thích Học Toán mới là người ngộ đạo (đạo toán học). Vậy giải thưởng kia còn danh nghĩa gì nữa trước hai chữ “tự do”?
Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông
Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ “tự do”. Tại sao mỗi người phải biến mình thành một cá nhân “ăn khớp” với xã hội, ăn khớp với những lề thói mà đôi khi chúng chỉ là một mớ bảo thủ hỗn độn được một ít trí khôn ranh mãnh và một vài dữ liệu không đầy đủ của tri thức nhào nặn ra?
Mỗi người không chỉ có một cơ chế tránh bụi bẩn khi gió cát nổi lên mà chính khi nhìn thấy bụi bẩn họ mới hiểu hết được tính chất ô nhiễm của thế giới và sự cùng tồn tại bất phân ly với thanh tĩnh. Điều khác biệt lớn nhất là làm thế nào để cộng tồn, để sống với bụi bẩn khi sự che lấp, gian dối biến ảo chung quanh đời người luôn làm sai lệch nhận thức thực tế, làm giới hạn sự tự do, để người ta không dám nghĩ, không dám nói, không dám hành động và không dám tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm?
Câu trả lời chỉ có thể đến từ một con người dám mãnh liệt bảo vệ sự tự do, sống với tự do.
Sự “tự sướng” khôi hài
Thật lạ lùng, có không ít người trong chúng ta hoan hô giải thưởng, hoan hô câu nói đĩnh đạc ấy, trong khi ý chí thì cùn nhụt, nhận thức thì đóng khuôn bởi bao nhiêu những lề luật. Con người nô lệ cho hoàn cảnh trong những điều kiện họ hoàn toàn có quyền chọn lựa sự tự do. Vậy phải chăng có quá nhiều người không muốn tự do, nhưng thích hoà mình vào tập thể để tung hô tự do?
Nếu đúng là như vậy thì đó chính là quy luật gia tăng của “đạo tiểu nhân” mà Lão Tử nói. Khi đạo tiểu nhân gia tăng thì chữ tự do làm gì còn môi trường trong lành đích thực để hít thở. Bởi sự xâm chiếm của cái số lượng, cái mạnh, cái cứng rắn, bạo lực từ bên ngoài sẽ bành trướng và chiến thắng.
Chỉ khi đạo của tự do (tự nhiên nhi nhiên) xuất hiện thì mới có thể “lấy yếu đánh mạnh”, “lấy ít địch nhiều”. Chỉ có như thế mới có thể phát hiện ra hiền tài, đề cao hiền tài, mới có thể hiểu được sức mạnh và công dụng lớn có khi nằm ở những sự giản đơn (đến bất ngờ). Những phức tạp rườm rà, luân hồi lên xuống trong đời sống sở dĩ diễn ra bất tận vì con người có đặc tính “tham sinh uý tử”, không biết đặt mình vào cái chỗ nguy hiểm, cái chỗ mất tự do để khao khát tự do.
Đỉnh cao trí tuệ của dân tộc làm sao có thể đến từ thói quen “khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai”. Cá nhân một khi đã đánh mất tự do của chính mình thì chỉ có thể vỗ ngực tự hào với những thứ tự do vô thưởng vô phạt, mà biểu hiện thường thấy là sự tự mãn hô to lên “tôi tự hào quá, tôi sẽ đặt ngay tên con tôi là Bảo Châu để lớn lên trí tuệ của nó cũng sẽ được ‘nhập dữ liệu’ như thế”.
Đó là sự “tự sướng” khôi hài. Vì sự mất tự do lớn nhất chính ở lúc chúng ta tranh nhau vỗ tay và tung hô sự hùng vĩ của một cá nhân về cho một tập thể, bất chấp diễn trình nhân quả, sự nỗ lực sinh tử và cô đơn tận cùng của cá nhân. “Hoà thượng” Thích Học Toán sẽ mất đi danh hiệu ngộ đạo nếu ông khuyên mọi người hãy ước mơ đến cái tự hào của giải thưởng.
Tự do sẽ sinh ra tất cả những giải thưởng cao quý nhất của loài người. Giải thưởng ấy tự động để tự do rơi trở về với khái niệm “toàn mỹ” của chính nó, có nghĩa rằng “giải thưởng” ấy phải phục vụ con người, chứ nó không phải là cái tủ trang sức chứa đựng vô số những vàng, bạc, đá quý, kim cương, đô-la, biệt thự, hay phải phục vụ cho một cá nhân, tư tưởng tự xưng là ưu tú nào…
Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ “tự do”
Sự tự do lớn nhất của một dân tộc không phải chỉ biết chấp nhận vinh quang là của chung, còn nhục nhã thì thuộc về chúng nó. Trí tuệ, nhục nhã, sai lầm, khuyết điểm đều phải là của chung, không nhìn vào sự thực ấy, cá nhân không thể khai phóng, không thể tự cởi trói để hướng đến tự do.
Thử hình dung, nếu GS Ngô Bảo Châu không thể chứng minh được “Langlands”? Chuyện gì sẽ diễn ra cho “nền toán học Việt Nam”? Lấy giáo lý nhân quả của Đạo Phật mà soi thì sẽ thấy, một hạt giống (của gien Việt) dù có tốt đến cỡ nào, nhưng nếu gieo vào một mảnh đất cằn cỗi thì nó có muốn trổ cành xanh lá, ra hoa kết quả cũng không bao giờ được.
Ngược lại một hạt giống bình bình dù năng suất không cao nhưng gieo vào một mảnh đất màu mỡ thì nó vẫn sẽ cho ra những kết quả mong muốn. Nói gần, nói xa để những người Việt tự trọng, mến yêu, thần tượng Ngô Bảo Châu nên dành một phút để cảm ơn nước Pháp.
Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng “hoà thượng” Thích Học Toán thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương “Fields” lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu
==========================
NHỜI BÀN CỦA SƯ THIẾN
Lò gạch làng Vũ Đại.
==========================
Bàn cái sự khen – Đồng cảm với thiên tài
Thiên Sứ tui đã có một câu chiện hài: “Thiên Sứ nghe ca nhạc” . Trong đó mô tả lão Sư Thiến dự buổi hòa nhạc do nghệ sĩ tài danh Đặng Thái Sơn chơi nhạc cổ điển. Cả làng vỗ tay – Í lộn – cả rạp vỗ tay. Riêng tôi, tôi vỗ tay rất to – vỗ tay hồi lâu, đứng cả dậy giơ tay cao hơn đầu để vỗ. Vỗ ghê quá! Vỗ đến mức độ mọi người đã lục tục ra về tôi còn vỗ tay…..Vỗ tay để mọi người đều nhìn thấy tôi đang vỗ tay ầm ầm khi thưởng thức nhạc Đặng Thái Sơn – mà ai cũng biết là nghệ sĩ thiên tài – để tay Thiên Sứ trong câu chiện hài đó chứng tỏ hắn không phải thằng ngu, hắn thông minh lắm! Hắn hiểu được ngòn đàn tuyệt kỹ của Đặng Thái Sơn, chưa hết, hắn đồng cảm với một thiên tài. Ấy mới là điều wan trọng. Ấy mới là cái chiều sâu của zdấn đề. Bởi vậy hắn mới vỗ tay to thế cho mọi người nhìn thấy!
Chưa hết! Thời Nguyễn Du cựu thần nhà Lê làm quan triều Nguyễn – “Hàng thần lơ láo, phận mình ra chi” – mần được chiện Kiều. Đến thời vua Tự Đức, truyện Kiều đến tay vua. Vua Tự Đức xem xong, khen hay. Nhưng có câu “Dọc ngang nào bít trên đầu có ai?” thì đức vua nổi giận phán: “Nếu Nguyễn Du còn sống thì sẽ đánh vài roi”. Ấy là cái giai thoại zdăn ghọc nó bảo thế, còn thực tế đức vua Tự Đức có đòi đánh đít cụ Nguyễn Du không thì còn phải ngâm cứu các zdăn bổn lịch sử khác, hoặc đưa ra một hệ thống nập nuận hợp ní và “pha học”. Nhưng ít nhất đền lúc đó, chưa thấy có dấu hiệu cụ Nguyễn Du nổi tiếng. Nhưng khi cụ Nguyễn Du nổi tiếng thì thôi thôi khỏi nói – cụ Nguyễn Du có lời than cũng rất nổi tiếng “Ba trăm năm sau ai là người khóc Nguyễn Du”. Ối giời ơi – khi cụ Nguyễn Du nổi tiếng rùi – khóc ơi là khóc! Mặc dù chưa đến ba trăm năm. Những nhà thơ chuyên thơ Đường thùng mần kiểu Thiên Sứ ai mà chẳng có bài khóc Nguyễn Du. Khóc ở trên, khóc ở dưới, khóc bên phải, khóc bên trái… Nói tóm lại khóc mọi góc độ và nhằm chia sẻ sự đồng cảm với một thiên tài mà ai cũng bít. Khổ cho những thằng dốt nát, ít chữ không mần được thơ thì không có dịp thể hiện, phải đi chỗ khác chơi…Hic!
Ấy là chiện thơ ca nó trừu tượng, nó mơ hồ như Lý học Đông phương thì vàng thau lẫn lộn. Nên trong cái đám vỗ tay như Thiên Sứ và khóc như mưa như gió kia cũng có thể có thằng thật sự đồng cảm với thiên tài thật (Khi nào viết sách thì tôi sẽ đổi từ “thằng” sang từ “người ” cho lịch sự. Còn đây là blog. Nó như cái nhà của tui vậy, trang trí nội thất theo khả năng thẩm mỹ của chủ nhà).
Ấy là nói chiện xa xôi. Còn chiện bây giờ thì khi ngài Obama mần tổng thống thì ở mãi tận Kenya xa xôi, người ta nhảy múa ăn mừng. Cứ như là phen này tất cả những người dân Kenya đều sắp thành tổng thống đến nơi, hoặc chí ít thằng nào mà động vào dân Kenya thì liệu cái thần hồn, tao méc với tổng thống Hoa Kỳ nó có cả bom nguyên tử đấy. Nhưng ở đây, cái niềm tự hào này là chính đáng. Vì nó là niềm tự hào dân tộc – Dân tộc ấy có con người ấy. Nó chỉ buồn cười khi có sự chia sẻ cá nhân thôi. Ngu bỏ mẹ, nhưng cũng bày đặt vỗ tay khen nức nở như Thiên Sứ vậy!
Ngẫm cái sự đời thấy cũng buồn cười thật! Trong Lý học cũng vậy. Bói được vài quẻ đúng, mần được cái phong thủy chính xác thế là lập tức trở thành ngớ ngẩn, lờ đờ như người mất hồn. Gật gù đắc chí với con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà, tâm đắc với con rùa nổi ở sông Lạc Thủy. Ra cái điều ta đây hiểu Âm Dương, tinh dịch lý. Cứ làm như hiểu được cái nghĩa lý cao siêu của thánh nhân……Trung Quốc. Rồi cũng ra cái điều thông thái, bày đặt khen chê. Chán ỉnh!
Cách đây hơn chục năm, có thằng đi đâu cũng vỗ ngực học trò Trần Quốc Vương – (lúc ấy đang lổi tiếng là tứ trụ trong giới sử học) – và la lối lớn tiếng, về thời Hùng Vương “ở trần đóng khố”. Cuối cùng bị cô bồ – theo tôi học Lạc Việt độn toán – xù mẹ nó cuộc tình, yêu thằng khác rồi đi lấy chồng (Tôi quên mất tên cô này, chỉ nhớ tuổi Kỷ Hợi. Lúc lấy chồng cũng hơn 40 tuổi).
Pascal đã phát biều: “Ai cũng thích tự để cao mình. Kể cả tôi đang nói câu này”. Thôi âu là thế gian thường tình. Nó thuộc về tâm lý đám đông. Mà bi wờ ngôn ngữ hay dùng gọi là gì nhỉ? À! “Sự đồng thuận của bầy cừu”. Hay một cái gì đó liên quan đến bầy cừu. Sư Thiến tui bỏ wa chiện này!
Bây wờ bàn đến chiện khác cũng gắn bó giữa thiên tài và bầy cừu.
Trên thiên đường không có dân chủ
Vâng! Thật đấy! Cái ý nghĩ “tiêu cực” này chắc chỉ có lão Sư Thiến gàn này nghĩ ra. Nhưng cái thói đời nó vẫn thế. Khi Tự do lên ngôi, cũng thiếu gì thằng vỗ tay ầm ầm. Nhưng nếu được hỏi: Mày có thích lên Thiên Đường không? Thằng nào cũng thích và gật đầu sái cổ, rồi cũng đang cố gắng có một chân trên thiên đường. Tử vì Đạo! Đức Ala muôn năm! Suy cho cùng cũng là một trong tám vạn bốn ngàn Pháp môn để đi lên thiên đường. Thâm chí một nhà khoa học thuộc loại sừng sỏ, ở hẳn một nước gọi là tự do là Hoa Kỳ; ông ta đứng đầu trong tiểu ban nghiên cứu và lập nên bản đồ gen người, cũng viết một cuốn sách nổi tiếng “Ngôn ngữ của Chúa” để ca ngợi Thượng Đế. Thiếu gì những thằng không có cơ hội Tử Vì đạo để lên thiên đường quay sang ăn chay tụng kinh các loại, hoặc theo Đông phương thì cũng ra vẻ ta đây nhập định, tham thiền hòa nhập với vũ trụ để …cũng lên thiên đường.
Nhưng mà này! Trong tất cả thần thoại, cổ kim Đông Tây, tớ chưa thấy một “văn bản lịch sử” nào ghi nhận chỉ một lần các thiên thần đi bầu Thượng Đế cả! Trên Thiên Đường không có dân chủ!
Viết đến đây, những người ca ngợi tự do chắc đang nhăn mặt với lão Sư Thiến. Lại sắp sửa phản đối ầm ầm. Nhưng đã gọi là “pha học” thì phải “khách wan”. Tôi đố các nhà bác học trên thế giới đến các bà bán ve chai đầu đường xó chợ tìm ra một lần bầu cử ở thiên đường.
Thôi im đi! Để lão Sư Thiến lói cho mà nghe:
Trên Thiên Đường không có dân chủ, nhưng đó là nơi chân lý tuyệt đối đang ngự trị – Lý thuyết thống nhất đấy!
Vậy cái cần thiết với thế gian trong qúa trình tiến hóa của nó lại không có ở nơi mơ ước của con người – không có ở nơi Thiên Đường! Bởi vậy, không thể có Thiên Đường chốn trần gian, nếu như con người không đủ hiểu biết tất cả những quy luật của vũ trụ.
Tham vọng quá lớn lao chăng? Nhưng đó là sự hợp lý cần thiết.
Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu?
Sự phát triển của nền văn minh nhân loại suy cho cùng chính là sự phát triển của trí tuệ gồm văn hóa và khoa học. Sự tiến hóa chính là những khám phá vượt trội của những “con cừu đầu đàn” gọi là thiên tài để dẫn bầy cừu bước tiếp trên con đường tiến hóa. Những con cừu tiến hóa ấy tự tách mình ra khỏi bầy cừu trở thành thiên tài….
Nhưng mà này – nói một cách hình ảnh – Thượng Đế thấy tất cả các con cừu đều như nhau và Ngài không phân biệt con cừu nào là thiên tài, con nào là cừu chính cống. Tương tự như con người đứng trước một đàn gà thì tất cả những con gà đều như nhau, con nào cũng có thể quay chảo được cả. Bởi vậy, sự phân biệt giữa thiên tài và bầy cừu chỉ là sự chênh lệch do con người nhận thức mà thôi. Nó là một thứ a dua và cũng rất …bầy đàn.
Nhưng xét cho cùng kỳ lý – đứng về góc nhìn của những con cừu – thì cũng phải có vỗ tay hoan hô những thiên tài của bầy cừu thì thiên tài cừu mới có giá trị với chính bày cừu đó. Con cừu thiên tài phải được ăn cỏ nhiều hơn, hoặc cỏ chất lượng hơn thì mới phân biệt được thiên tài và bày cừu chứ nhỉ?! Còn nếu cứ cắm đầu tranh nhau gặm cỏ cả thì thiên tài với bầy cừu như nhau. Trong đám gà công nghiệp thì không cần con gà thiên tài. Chúng không cần thể hiện tài năng trong cái lồng gà với thức ăn có sẵn. Chỉ có những con gà rừng mới cần sự tiến hóa. Cần phát triển và cần những thiên tài vượt trôi. Chẳng phải ngẫu nhiên mà La Fontaine được vinh danh mà nguyên do có sự đóng góp của một bài thơ nổi tiếng miêu tả một con chó rừng đói meo, nhưng từ chối về ở với một con chó nhà béo tốt, chỉ vì nó phát hiện ra cái cổ dề trên cổ con chó nhà. Tự do là ước mơ từ lâu rồi. Nhưng phải là tự do đích thực ngoài khái niệm tự do của thế nhân hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau giữa mối quan hệ cá nhân với xã hội thì một cái tự do quan trọng khác là con người phát thoát khỏi những trói buộc của những thành kiến và khách quan trong nhận thức, phân biệt đúng bản chất sự kiện và vấn đề. Thành thực suy ngẫm – Phật giáo gọi là “Chính tư duy” – tìm đến sự giải thoát cuối cùng chính là đạt đến chân lý tuyệt đối. Cuối cùng, chính tâm lý bầy đàn mang theo những định kiến của những con cừu khiến cho thiên tài và những thằng khùng như nhau ở giai đoạn chưa thành công. Và chỉ đến khi thành công mới có cơ sở để phân biệt giữa thiên tài và thằng khùng. Lúc ấy thiên tài nhận được sự hoan hô đồng cảm của bầy cừu
.
Theo chỗ lão Sư Thiến này hiểu thì trong toán học còn dăm ba cái bổ đề chưa được chứng minh khám phá. Nó đang cần những thiên tài thoát ra từ những con cừu mà tự do chỉ là yếu tố cần chứ không phải duy nhất. Một trong những yếu tố wan trọng khác là những con cừu phải thoát khỏi những thành kiến có sẵn.
Thành Phật không phải chỉ ăn chay.
Từ lâu, lão Sư Thiến tôi khi xỉn lên hay phát biểu một câu có lẽ là “phạm húy”:
Nếu ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật từ lâu rồi!
Nó chỉ là một yếu tố để giải nghiệp, không tích lũy nghiệp và thể hiện lòng nhân ái bao trùm. Nhưng những kẻ ăn chay niệm Phật phải nhận thức được điều đó. Phải có sự đồng cảm với muôn loài và nhận thức được tính đồng đẳng giữa con người với thiên nhiên là cơ sở của lòng nhân ái bao trùm. Phải nhận thức được sự đau đớn của con người cũng như mọi sinh vật và ăn chay chính là yếu tố hạn chế sự xâm phạm vào thiên nhiên tạo ra những hệ quả tàn phá môi trường, tức hạn chế nghiệp chướng của cá nhân và cộng đồng. Ăn chay chỉ có giá trị với người ăn chay khi họ tự giác ngộ mà ăn chay. Còn nếu như sự ăn chay chỉ là a dua để lên thiên đường thì như cái wan niệm của lão Sư Thiến “Con bò thành Phật lâu rồi!”. Yếu tố cần và căn bản chính là sự giác ngộ – tức là hiểu được chân lý. Không thể có thiên tài ở những con robo cho dù chúng được sáng tạo ở những thời kỳ khác nhau. Không có sự tiến hóa nếu như không có sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên . Chính sự hòa đồng giữa những sinh vật với thiên nhiên làm nên sự tiến hóa trên trái Đất. Không có sự tiến hóa, không có thiên tài ở những con gà công nghiệp. Sự tiến hóa của bầy gà chỉ có ở những con gà rừng là như vậy. Khái niệm tự do do chính con người nghĩ ra và nó xuất phát từ chính con người đã tự ràng buộc mình trong đó. Thật oái oăm!
Bởi vậy, sẽ chẳng có thiên tài nếu điều kiên tiên quyết không phải chính là trí huệ. Đây chính là yếu tố tự thân của thiên tài. Tự do chỉ là một trong những yếu tố cần cho điều kiện môi trường để phát huy khả năng của một thiên tài. Nhưng không phải là yếu tố duy nhất.
Sự tôn vinh một thiên tài ở tầm cỡ quốc gia thì đó là lòng tự hào dân tộc, hoàn toàn chính đáng. Nó thuộc về trách nhiệm của những nhà lãnh đạo. Nhưng nó trở nên vô duyên nếu xuất phát từ cá nhân cũng như Thiên Sứ vỗ tay ầm ĩ khi nghe nhạc Đăng Thái Sơn vậy. Nhưng những tiếng vỗ tay nhân danh cá nhân vẫn cứ vang lên khi ông Ngô Bảo Châu được công nhận là thiên tài.
Giá như họ vỗ tay khen ngợi ông Ngô Bảo Châu là thiên tài khi ông ấy mới lao vào nghiên cứu khám phá các bổ đề toán học. Nếu thế thì hay quá! Điều đó thật sự là một tâm hồn và tri thức đồng cảm với một thiên tài. Nhưng nay ông ấy là thiên tài đã xác định, hùa theo ông ta và ông ta nói cái gì cũng đúng thì cá nhân tôi không làm chuyện ấy.
“Nghiên cứu khoa học phải có tự do”. Điều đó đúng, nhưng không phải tất cả. Nếu thả bầy cừu ở trong rừng và ở trong chuồng cũng như nhau thôi.
Sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, chẳng thấy ai lên tiếng. Dù nó sai thè lè ra đấy! Nhưng qúa nhiều bài viết phân tích về hiện tượng Ngô Bảo Châu khi ông ta đã được xác định là một thiên tài.
Có lẽ lòng tự hào dân tộc trải bao thế hệ không phải điều quan tâm của những người thích chia sẻ vinh quang của một thiên tài.
“Chân lý không lệ thuộc vào số đông” tôi thường phát biểu như vậy. Đấy là cách diễn giải khác có tính nhân văn ít nhất về hình thức so với sự phân biệt giữa thiên tài và bầy cừu.