Tổng thống Mỹ Barack Obama: | ||||||||
“Iran sẽ tìm thấy một bàn tay rộng mở từ Mỹ” Nguồn: Vietimes |
||||||||
Thứ hai, 2/2/2009, 07:00 GMT+7 | ||||||||
Một điều rất đặc biệt là cuộc phỏng vấn đầu tiên mà tổng thống mới nhậm chức Barack Obama dành cho báo giới lại là cho một kênh truyền hình Hồi giáo Al-Arabiya. Điều này đã cho thấy phần nào tầm quan trọng của khu vực này trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama. Vietimes xin giới thiệu nguyên văn cuộc phỏng vấn này. | ||||||||
PV: Thưa tổng thống, ông vừa đích thân gặp đặc sứ về vấn đề Trung Đông, thượng nghị sĩ Mitchell. Rõ ràng, nhiệm vụ đầu tiên của ông ấy là thúc đẩy lệnh ngừng bắn. Nhưng ngoài điều đó ra, ngài có nói rằng ngài muốn tìm kiếm một cách tích cực và mạnh mẽ hòa bình giữa người Palestine và Israel. Hãy nói cho chúng tôi ngài nhìn nhận thế nào về vai trò của bản thân mình, bởi vì, như ngài nói, nếu Tổng thống Mỹ không can dự vào, không có chuyện gì xảy ra – như lịch sử quá trình kiến tạo hòa bình cho thấy. Liệu ngài có đưa ra các ý tưởng, hỗ trợ các đề xuất, các giới hạn, như một trong những người tiền nhiệm của ngài đã làm? Hoặc là chỉ thúc giục các bên xúc tiến các giải pháp của chính bản thân họ, như người tiền nhiệm ngay kế ngài đã làm? Tổng thống Obama: Vâng, tôi nghĩ điều quan trọng nhất đối với nước Mỹ là phải can dự ngay lập tức. Và George Mitchell là người có tầm vóc vĩ đại. Ông ấy là một trong hiếm người có kinh nghiệm quốc tế về làm trung gian trong các vụ thương thảo hòa bình
Và điều mà tôi nói với ông ấy là hãy bắt đầu bằng việc lắng nghe, bởi vì thường thì nước Mỹ bắt đầu bằng ra lệnh – như đã từng xảy ra trong quá khứ đối với một số vấn đề – và chúng tôi thường không biết tất cả mọi yếu tố can dự trong đó. Vì vậy, hãy lắng nghe. Ông ấy sẽ nói chuyện với tất cả các bên liên quan. Sau đó ông ấy sẽ báo cáo với tôi và từ tình hình đó chúng tôi sẽ đưa những bước đi cụ thể.
Rút cục thì chúng tôi không thể nói cho người Israel hay Palestine cái gì là tốt nhất cho họ. Họ sẽ phải đưa ra quyết định. Nhưng tôi tin tưởng rằng đã đến thời điểm chín muồi để cả hai bên nhận ra rằng con đường họ đang đi là con đường không mang lại thịnh vượng và an ninh cho dân tộc của họ.Và đã đến lúc quay trở lại bàn đàm phán.
Nó sẽ rất khó khăn, sẽ mất thời gian. Tôi không muốn xét đoán các vấn đề, tôi muốn nhắc nhở rằng chúng ta không nên hy vọng rằng vấn đề này sẽ được giải quyết trong vài tháng. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu giải quyết vấn đề này với những bước tiến vững chắc, tôi tin tưởng hoàn toàn rằng Mỹ, cùng với Liên minh châu Âu và Nga, cùng với tất cả các quốc gia Ả rập trong khu vực, tôi tuyệt đối chắc chắn rằng chúng ta sẽ đạt được những bước tiến to lớn. PV: Ngài đã nói rằng chúng ta không nên nhìn vào vấn đề – như sự chia tách người Palestine và Israel ra khỏi khu vực biên giới – ngài đã nói về cách tiếp cận một cách chính thống đối với khu vực. Có phải chúng ta đang trông đợi một cách tiếp cận khác vì trước đây đã có những lời chỉ trích – ít nhất từ phía Ả rập, phía hồi giáo – rằng mọi thứ người Mỹ đều làm với người Israel xem nó có hiệu quả không. Giờ đây đã có một kế hoạch hòa bình Ả rập. Và ngài vừa ngụ ý điều đó. Liệu có sự chuyển đổi nào không, một sự chuyển đổi về mô hình?
Tổng thống Obama: Vâng, đây là điều mà tôi nghĩ là quan trọng. Hãy xem xét đề xuất của Vua Ả rập Xêut Abdullah.
Tổng thống Obama: Tôi có thể không đồng ý với mọi khía cạnh của đề xuất này, nhưng thực sự là cần sự quyết tâm lớn lao để có thể thúc đẩy một thứ to lớn như đề xuất đó. Tôi nghĩ rằng có nhiều quan điểm trong khu vực này về việc chúng ta phải tìm kiếm hòa bình như thế nào.
Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể chỉ nghĩ trên góc độ của cuộc khủng hoảng Palestine-Israel mà không nghĩ đến cái gì đang diễn ra với Syria, Iran hay Lebanon hoặc Afghanistan và Pakistan. Tất cả những điều này ràng buộc với nhau. Cái tôi đã nói, và tôi nghĩ Hillary Clinton đã khẳng định điều này, là nếu chúng tôi nhìn nhận khu vực này như một tổng thể và chuyển một thông điệp tới thế giới Ả rập và Hồi giáo rằng chúng tôi đã sẵn sàng thiết lập quan hệ đối tác mới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích của nhau, khi đó tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được tiến bộ
Hiện giờ, Israel là đồng minh thân cận của Mỹ. Họ sẽ vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ. Tôi sẽ không ngừng tin rằng an ninh của Israel là điều quan trọng tột bậc. Nhưng tôi cũng tin rằng có những người Israel nhận ra rằng điều quan trọng là phải đạt được hòa bình. Họ sẽ sẵn sàng hy sinh vào thời điểm thích hợp và nếu đối tác thương lượng của họ thực sự nghiêm túc.
Cái chúng tôi muốn làm là lắng nghe, đặt ra ngoài những định kiến đã tồn tại và phát triển trong những năm qua. Tôi nghĩ nếu chúng tôi làm thế, sẽ có thể đạt được một số bước đột phá nào đó.
PV: Tôi muốn hỏi ngài về một thế giới Hồi giáo rộng lớn hơn, nhưng hãy để tôi hỏi câu cuối về vấn đề Palestine-Israel. Có nhiều người Palestine và Israel rất tức giận với tình hình hiện tại và họ đang mất hy vọng, họ đã bị vỡ mộng và họ tin rằng thời gian đang cạn dần cho giải pháp 2 nhà nước bởi vì những hoạt động định cư trên lãnh thổ của người Palestine. Liệu chúng ta có thể thấy được một nhà nước Palestine dười thời kỳ chính quyền Obama.
Tổng thống Obama: Tôi nghĩ chúng ta có thể thấy một nhà nước Palestine – tôi sẽ không đặt thời hạn về chuyện này – nó rất gần, một nhà nước cho phép người dân tự do đi lại, cho phép Palestine giao thương với các nước khác, cho phép những họat động kinh doanh và thương mại giúp đời sống người dân khấm khá hơn.
Và tôi nghĩ bất cứ người nào nghiên cứu về khu vực này đều nhận ra rằng tình trạng của những người dân thường Palestine không được cải thiện mấy. Và điểm mấu chốt trong mọi cuộc đàm phán và đối thoại này là một đứa trẻ sống ở lãnh thổ Palestine có được sống tốt hơn không? Chúng có tương lai của mình không? Và liệu một đứa trẻ ở Israel có tự tin về sự an toàn và an ninh cho mình không? Và nếu chúng ta tập trung vào việc cải thiện đời sống cho chúng tốt hơn và tiến về phía trước, không chỉ đơn giản nghĩ về khủng hoảng và bi kịch của quá khứ, khi đó tôi nghĩ rằng chúng ta có cơ hội để đạt được tiến bộ thật sự.
PV: Chắc chắn rồi. Hãy cho phép tôi có cái nhìn lớn hơn về toàn khu vực. Ngài đã lên kế hoạch phát biểu với thế giới Hồi giáo trong vòng 100 ngày nhậm chức đầu tiên của ngài ở một thủ đô Hồi giáo. Mọi người đang dự đoán về thủ đô đó (cười). Nếu ngài có kế hoạch gì hơn nữa, sẽ rất tuyệt.
Ngài quan tâm thế nào – bởi vì, hãy để tôi nói thật chân thành, khi tôi nhìn thấy vào nước Mỹ – ở một số khía cạnh, tôi không muốn phóng đại – có một nước Mỹ đang trở nên tồi tệ hơn.
Tổng thống Obama: Chắc chắn rồi.
PV: Nước Mỹ đang trở thành một khu vực mới, và giống như một thứ tôn giáo mới – giống như một tôn giáo mới có một đức cha riêng của mình.
Tổng thống Obama: Đúng vậy.
PV: Và kể từ ngày 11/9/2001 và bởi vì Iraq, sự xa lánh này ngày càng rộng hơn giữa người Mỹ và – và những thế hệ trước, khi mà nước Mỹ được tôn vinh.
Tổng thống Obama: Đúng vậy.
PV: Ngài quan tâm thế nào đến điều này – bởi vì mọi người cảm nhận được rằng ngài có một bài diễn văn rất khác. Ngài nghĩ thế nào về những tên như Zawahiri và Osama Bin Laden và tất cả những tên khủng bố khác…
Tổng thống Obama: Chúng có vẻ rất lo lắng.
PV: Chúng dường như rất lo lắng, đúng như vậy. Hãy cho tôi biết tại sao chúng lại phải trở nên lo lắng hơn?
Tổng thống Obama: Tôi nghĩ rằng khi bạn nhìn vào sự khoa trương của chúng nhằm chống lại tôi từ trước khi tôi nhậm chức… PV: Tôi biết, tôi biết.
Trong bài diễn văn nhậm chức của tôi, tôi nói rằng: Bạn sẽ được phán xét qua cái mà bạn xây đắp nên, chứ không phải cái mà bạn đã phá hủy. Và cái mà chúng đang làm là phá hủy mọi thứ. Theo thời gian, tôi nghĩ thế giới Hồi giáo sẽ nhận ra rằng con đường đó không dẫn tới đâu cả, ngoại trừ cái chết và sự lụi tàn. Hiện giờ, công việc của tôi là truyền đạt một thực tế hiển nhiên là nước Mỹ có lợi ích trong sự thịnh vượng của thế giới hồi giáo, rằng ngôn ngữ mà chúng tôi sử dụng là ngôn ngữ được tôn trọng. Tôi có họ hàng là người hồi giáo. Tôi đã từng sống ở những nước hồi giáo. PV: Nước hồi giáo lớn nhất. Tổng thống Obama: Nước lớn nhất, Indonesia. Vì thế thông điệp mà tôi muốn truyền đạt là sau những chuyến đi của tôi tới thế giới hồi giáo, tôi đã hiểu ra rằng, bất kể tôn giáo của bạn là gì – nước Mỹ là một đất nước của người Hồi giáo, Do Thái, Cơ đốc giáo, và cả những người không tôn giáo- bất kể tôn giáo của bạn là gì, mọi người đều có những niềm tin và giấc mơ chung. Và nhiệm vụ của tôi là giúp cho người Mỹ hiểu rằng thế giới hồi giáo tràn ngập những người tuyệt vời chỉ muốn sống cuộc sống của họ và nhìn thấy con cái họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiệm vụ của tôi đối với thế giới Hồi giáo là giúp họ hiểu người Mỹ không phải kẻ thù của họ. Đôi khi chúng tôi mắc sai lầm. Chúng tôi không hoàn hảo. Nhưng nếu bạn nhìn vào lịch sử, như bạn nói, nước Mỹ không sinh ra với sức mạnh thực dân. Nước Mỹ vẫn tôn trọng và có mối quan hệ đối tác với thế giới Hồi giáo hiện nay giống nh 20 hay 30 năm trước, không có lyýdo gì mà chúng ta lại không phục hồi lại điều đó. Và tôi nghĩ đó sẽ là một nhiệm vụ quan trọng. Nhưng rút cục, mọi người không đánh giá tôi qua lời nói mà qua hành động của tôi cũng như chính quyền của tôi. Tôi nghĩ rằng cái mà bạn nhìn thấy trong vài năm tới không phải là việc tôi sẽ đồng ý với mọi điều mà một nhà lãnh đạo hồi giáo nào đó nói, hay những điều mà kênh truyền hình của thế giới Ả rập nói – mà tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy một người biết lắng nghe, biết tôn trọng và một người nỗ lực thúc đẩy lợi ích không chỉ của nước Mỹ, mà của cả những thường dân đang chịu đựng đói nghèo và thiếu cơ hội vươn lên. Tôi muốn đảm bảo rằng tôi đang nói cho cả họ nghe nữa. PV: Hãy cho tôi biết ngài đã quyết định sẽ đến thăm nước Hồi giáo nào? Tổng thống Obama: Tôi không có ý định đưa tin nóng ngay tại đây. PV: Có phải là Afghanistan không? Tổng thống Obama: Có thể là lần tới. Nhưng đó sẽ là điểm quan trọng. Tôi muốn mọi người nhận thấy chúng tôi sẽ đưa ra một loạt sáng kiến. Gửi George Mitchell tới Trung Đông là để hoàn thành lời hứa trong chiến dịch tranh cử của tôi rằng chúng tôi không đợi đến cuối nhiệm kỳ mới giải quyết vấn đề hòa bình giữa người Palestine và Israel, chúng tôi đã bắt đầu ngay bây giờ. Có thể mất nhiều thời gian nhưng chúng tôi sẽ làm ngay. Chúng tôi sẽ thực hiện cam kết là sẽ phát biểu với thế giới hồi giáo tại một thủ đô hồi giáo. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi cam kết của tôi để làm tốt công việc tiếp cận, lắng nghe cũng như nói với thế giới Hồi giáo. Và bạn sẽ thấy tôi thực hiện cam kết của mình là rút bớt quân ở Iraq để người Iraq có thể bắt đầu đảm trách cai quản đất nước mình. Và cuối cùng, tôi nghĩ bạn đã nhìn thấy một cam kết được thực hiện, đó là đóng cửa nhà tù Guantanamo, và chúng tôi cũng muốn thể hiện rõ rằng chúng tôi rất kiên quyết trong việc truy đuổi các tổ chức khủng bố giết hại thường dân vô tội, chúng tôi sẽ làm như vậy trong nhiệm kỳ của chúng tôi, và chúng tôi cũng sẽ tôn trọng nhưng quy tắc đã làm nên sự hùng mạnh của nước Mỹ. PV: Tổng thống Bush dựng lên khái niệm cuộc chiến chống khủng bố theo một nghĩa rất rộng, và đôi khi sử dụng một số thuật ngữ như kiểu – chủ nghĩa phát xít hồi giáo. Ngài đã sử dụng từ theo một cách khác, đặc biệt là với nhóm Al Qaeda và đồng bọn của chúng. Và đó có phải là cách…? Tổng thống Obama: Tôi nghĩ bạn đang nói đến một vấn đề quan trọng. Và đó là vấn đề ngôn ngữ. Cái mà chúng ta cần phải hiểu là, có những tổ chức cực đoan – cho dù là hồi giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác như trước đây đã từng có – sử dụng tín ngưỡng như sự bào chữa cho hoạt động bạo lực. Chúng ta không thể đánh đồng tôn giáo như là hệ quả của bạo lực được tiến hành dưới danh nghĩa tôn giáo. Vì vậy bạn sẽ thấy chính quyền của chúng tôi rất rõ ràng trong việc phân biệt các tổ chức như Al Qaeda – tổ chức chuyên đi theo bạo lực, khủng bố – với những người có thể không đồng tình với chính quyền của tôi hay những hành động nhất định của chúng tôi, hoặc là họ có thể có quan điểm riêng về việc đất nước họ sẽ đi theo hướng nào. Chúng ta có thể có sự bất đồng hợp pháp nhưng vẫn cần được tôn trọng. Tôi không thể tôn trọng các tổ chức khủng bố giết hại thường dân vô tội và chúng tôi sẽ truy quét chúng.
Nhưng đối với thế giới hồi giáo rộng lớn, cái chúng tôi làm là sẽ chìa bàn tay hữu nghị với họ. PV: Tôi có thể kết thúc cuộc phỏng vấn bằng một câu hỏi nhanh về Iran và Iraq không? Liệu nước Mỹ có thể sống chung với một nước Iran có hạt nhân không? Và nếu không, đường hướng ngăn chặn của ngài sẽ là như thế nào? Tổng thống Obama: Như bạn đã biết, tôi đã nói trong chiến dịch tranh cử rằng điều quan trọng với chúng tôi là chúng tôi phải dùng tất cả công cụ sức mạnh của Mỹ, bao gồm cả ngoại giao, trong mối quan hệ với Iran. Hiện giờ, người Iran là một dân tộc vĩ đại, và nền văn minh Ba Tư là một nền văn minh vĩ đại. Iran đã hành động không mang tính xây dựng đối với hòa bình và thịnh vượng trong khu vực: sự đe dọa của họ đối với Israel; việc họ tìm kiếm vũ khí hạt nhân có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trong trong khu vực và có thể khiến mọi người không cảm thấy an toàn; việc trước đây họ ủng hộ các tổ chức khủng bố – không việc làm nào trong số những việc làm trên mang tính xây dựng. Nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng với chúng tôi là sẵn sàng đối thoại với Iran, để tìm ra sự khác biệt giữa chúng tôi và họ là gì và chúng tôi có thể đạt được bước tiến từ đâu. Trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ đặt ra lịch trình và cách tiếp cận chung. Và như tôi đã nói trong bài phát biểu nhậm chức, nếu những nước như Iran sẵn sàng mở bàn tay mình ra, họ sẽ tìm thấy một bàn tay rộng mở từ chúng tôi. PV: Liệu tôi có thể để vấn đề Iraq lại cho cuộc phỏng vấn sau? Tổng thống Obama: Vâng. Cám ơn rất nhiều PV: Xin cám ơn ngài! Như Khuê chuyển dịch —————-
LỜI BÀN CỦA THIÊN SỨ Ý tưởng và mục tiêu của ngài Obama quả là hấp dẫn. Nhưng rất tiếc, ngài chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho việc này. Muốn thành công, ngài phải tập hợp được những học giả Hoa kỳ và thế giới nghiên cứu về Hồi giáo và chứng minh rằng: Bản chất của tinh thần Hồi Giáo là chống bạo lực và giàu lòng nhân ái. Mặc dù chẳng cần biết rằng điều này có phản ánh đúng tinh thần của kinh điển Hồi giáo một cách khách quan khoa học hay không? Tôi nghĩ rằng ngài Obama làm điều này dễ ợt. Chi tiền cho mấy nhà nghiên cứu sắp chết đói, thu nhập không bằng cái lắc mông của một người mẫu thời trang, là họ làm ngay thôi mà. Lúc ấy chính những tên khủng bố sẽ hối hận vì nó chợt nhận thấy rằng: Tinh thần của nhà tiên tri Mohamet – sứ giả của Đức Ala – hoàn toàn là tấm lòng nhân ái và yêu thương con người sắp chết vì sự hy sinh của nó. Do đó hành động cực đoan của nó sẽ là con đường đưa linh hồn những kẻ khủng bố xuống Địa Ngục.Vâng! Cụ thể là ngài phải làm sao cho những cái đầu bã đậu ấy nhận thức được rằng: Tinh thần của đức Ala rất nhân ái; rằng Ngài sẽ tức giận việc giết người vô tôi dù là ngoại đạo và tinh thần ấy vốn được “Hầu hết những giáo sĩ trong nước “, được “cộng đồng giáo sĩ thế giới ủng hộ” . Việc này dễ ợt mà, chỉ cần cơ quan tình báo Hoa Kỳ phối hợp với mấy cơ quan tình báo đồng minh là đâu vào đấy. Ngài Obama làm được như vậy thì thành công mỹ mãn đấy. Xin lỗi ngài – vì sự dốt nát của tôi, nên phải coppi câu: “Hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ” và thay vào đấy danh từ “giáo sĩ”. Sư Thiến. Nhà khoa học nổi tiếng làng Vũ Đại Địa chỉ: Đến cuối làng Vũ Đại, gặp cái lò gạch bỏ không, rẽ phải. |
Our Visitor
0
1
2
2
7
9














Powered By WPS Visitor Counter