THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC TÌM VỀ CỘI NGUỒN KINH DỊCH

CỘI NGUỒN KINH DỊCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA TƯƠNG LAI.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Văn hiến Việt Nam, chìa khóa khám phá chân lý cuối cùng của vũ trụ, cho sự phát triển bền vững.

Kính thưa quí vị

Hôm nay, chúng ta họp mặt nơi đây, để trao đổi và khám phá bản chất và cội nguồn của kinh Dịch với hệ thống ký hiệu quen gọi là Bát quái. Chúng ta cũng dễ dàng thống nhất ý kiến về tính bí ẩn huyền vĩ của bộ sách gọi là Chu Dịch này, vốn được coi là “tứ đại ký thư” của nền văn minh Đông phương. Vào thế kỷ trước, chính phủ Trung quốc, vốn tự nhận là cội nguồn của văn minh Đông phương, đã phổi hợp với UNESCO cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc, bốn lần tổ chức hội thảo  quốc tế về kinh Dịch, nhưng vẫn chưa thể khám phá được bản  chất và cội nguồn của nó.
Nhưng để tìm ra bản chất đích thực của sự kiện và vấn đề thì quy mô tổ chức không phải là yếu tố quyết định. Mà nó còn lệ thuộc vào phương pháp tiếp cận, khám phá bản chất hiện tượng.Cho nên, mặc dù với quy mô nhỏ hơn và bất cập về nhiều phương diện, chúng ta vẫn đủ tự tin để tổ chức một cuộc hội thảo về những bí ẩn của nền văn minh Đông phương.
Nếu cuộc hội thảo khoa học về kinh Dịch lần này của chúng ta thành công với những kết luận của nó, thì đây chính là một đóng góp quan trọng, vì làm sáng tỏ bản chất của nền văn minh Đông phương kỳ vĩ và đầy huyền bí, đang sừng sững thách đố trí tuệ của toàn thể nhân loại.

Ra ngoài khoa học, bà Vanga nhà tiên tri nổi tiếng người Bungari đã nói:

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại trong tương lai.

Lý thuyết cổ xưa đó nằm ở đâu trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại và nó có thật hay không? Phải chăng đó chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ còn tiềm ẩn trong lịch sử văn minh nhân loại, mà con người chưa khám phá ra?
Từ những vấn đề được đặt ra, chúng tôi tin tưởng vào ý nghĩa của việc tìm kiếm những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Mà một trong những bí ẩn lớn nhất chính là “Cội nguồn kinh Dịch”,  để chúng ta có mặt nơi đây ngày hôm nay.

Chúng ta cũng đã biết rằng: mục tiêu của những khoa học gia hàng đầu, vẫn quan sát và tìm kiếm để tạo ra một lý thuyết thống nhất cho con người nắm bắt và làm chủ được cuộc sống của mình. S.W Hawking đã giúp lý giải cho động cơ của các nhà khoa học:

“Nếu chúng ta thực sự tìm ra được một lý thuyết tối hậu về vũ trụ, thì điều đó có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn hoàn toàn rằng quả chúng ta đã tìm ra được một lý thuyết hoàn chỉnh. Song nếu lý thuyết chặt chẽ về mặt toán học và luôn đưa ra được những tiên đoán phù hợp với quan sát, thì chúng ta có thể tin một cách hợp lý rằng đó là một lý thuyết đúng đắn. Nó sẽ kết thúc một chương dài và vinh quang trong lịch sử đấu tranh trí tuệ của con người để tìm hiểu vũ trụ. Đồng thời nó cũng cách mạng hóa sự hiểu biết các định luật vũ trụ của con người bình thường“.

Tuy nhiên, cũng chính Hawking đã viết

“Đến thời điểm này, đa số các nhà khoa học quá bận rộn vào việc phát triển những lý thuyết để trả lời câu hỏi như thế nào và chưa bận tâm tới câu hỏi vì sao? Mặt khác, những triết gia là những người mà công việc là đặt ra câu hỏi vì sao, lại không đủ điều kiện để thông tuệ được các lý thuyết hiện đại.”

Và để tiếp tục cho những vấn được đặt ra, tôi xin được bắt đầu trình bày với tiêu mục:

I.Thế giới tìm hiểu những giá trị của văn minh Đông phương.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu và hội thảo về Kinh Dịch trên khắp thế giới, nhưng kết quả vẫn là sự huyền bí kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương, sừng sững thách đố trí tuệ nhân loại,  trong sự hội nhập của lịch sử các nền văn minh..

Giáo sư Lê Văn Sửu – một học giả có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương của Việt Nam – đã nhận xét trong tác phẩm “Nguyên lý thời sinh học cổ phương Đông” của ông như sau:

“Gần đây có rất nhiều nhà khoa học ở đủ mọi ngành và ở nhiều nơi trên thế giới, với các phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác trong tay, họ đã và đang nghiên cứu nền tảng của di sản văn minh phương Đông này. Thế nhưng, sự tiếp cận thực chất của nó còn đang là một khó khăn to lớn”.

Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.
Cái sai lớn nhất, chính là con người trong lịch sử nền văn minh đã mặc định kinh Dịch thuộc về nền văn minh Hán. Chính vì sự mặc định này, cho nên hệ quả tất yếu của nó là: Mặc nhiên xác định những yếu tố cấu thành nên nội dung của những giá trị phương Đông là những thành tựu của nền văn minh này và coi là đối tượng nghiên cứu, không cần biết đúng hay sai, ngay trong nội hàm của nó. Hay nói cách khác: Sự hiểu sai về nguồn gốc của nền tảng tri thức, tạo nên một hệ thống tri thức sản phẩm của nó là kinh Dịch, đã tạo ra sự bế tắc – khi không thể hiểu được những phạm trù, thuật ngữ khái niệm… cấu thành nên hệ thống tri thức của kinh Dịch. Tất nhiên, khi ngay cả nội hàm những cấu trúc và câu từ mô tả trong kinh Dịch, còn mờ mịt khó hiểu thì không thể có khả năng hiểu toàn bộ hệ thống.
Cái sai thứ hai chính là phương pháp nghiên cứu. Nhận định của Giáo sư Lê Văn Sửu trong cuốn “Nguyên lý thời sinh học cổ phương Đông” của ông, đã cho thấy định hướng một phương pháp nghiên cứu sai.
Kinh Dịch là sản phẩm của tư duy tổng hợp trừu tượng, những quy luật tương tác của tự nhiên, vũ trụ, cuộc sống và con người có thể tiên tri. Hay nói rõ hơn: Kinh Dịch là sản phẩm của hệ thống tư duy trừu tượng và là thành tố trong một cấu trúc của một thống lý thuyết. Trong khi đó, tất cả các phương tiện kỹ thuật, chỉ hỗ trợ cho sự nhận thức trực quan những trạng thái tồn tại của vật chất của con người.
Hay nói rõ hơn: Chúng ta không thể đi tìm bản chất các ký hiệu Bát quái bằng kính hiển vi. Dù đó là kính hiển vi hiện đại nhất.

Và đó là nguyên nhân để những phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho nhận thức trực quan của việc khám phá cấu trúc thế giới vật chất, không phải là điều kiện đủ để thẩm định một hệ thống lý thuyết đúng hay sai.

Chúng tôi xác định rằng:
Bất cứ một học thuyết, một hệ
thống lý luận nào, dù nhân danh khoa học hay tôn giáo, đều phải có những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của nó.

Những tiêu chí xác định một học thuyết, một hệ luận thuộc về nền văn minh nào phải gồm tối thiểu ba yếu tố sau đây:


1/ Lịch sử phát triển và hình thành học thuyết được mô tả một cách hợp lý thuộc về lịch sử của nền văn minh đó.


2/ Tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán và hợp lý nội tại của một học thuyết hình thành trong một nền văn minh.


3/ Nền tảng tri thức của một nền văn minh là cơ sở cho sự hình thành một học thuyết thì nó phải có khả năng phục hồi lại học thuyết đó.

 

Trên cơ sở những tiêu chí này, chúng tôi trình bày lần lượt các vấn đề liên quan để chứng minh quan điểm của chúng tôi và là cơ sở để tìm về cội nguồn kinh Dịch và bản chất của nó.

 

II Cội nguồn kinh Dịch từ những tiêu chí khoa học.

Chúng tôi xin bắt đầu từ tiêu chí thứ 1:

 

II/ I. Lịch sử phát triển và hình thành học thuyết mô tả một cách hợp lý thuộc về lịch sử của nền văn minh đó.

 

Bắt đầu từ tiêu chí thứ nhất, chúng tôi lần lượt trình bày lịch sử kinh Dịch mô tả qua bản văn chữ Hán và rất phổ biến từ hàng ngàn năm qua, như sau:

 

  1. I. 1/ Hà Đồ và Thiên thiên Bát quái.

Theo truyền thuyết được ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán:

Vua Phục Hy – được coi là xuất hiện vào khoảng 6500 cách ngày nay – đi tuần bên sông Hoàng Hà, thấy con Long mã xuất hiện. Trên lưng Long Mã có những vòng xoáy. Căn cứ vào vòng xoáy trên lưng Long Mã, vua Phục Hy làm ra Hà Đồ và tạo ra Tiên thiên bát quái.

Tuy nhiên đồ hình Hà Đồ và Tiên Thiên Bát quái chính thức xuất hiện vào cuối thời Tống – 1000 năm cách ngày nay – do Thiệu Khang Tiết công bố. Tức là nó chỉ chính thức xuất hiện vào 5500 năm sau khi được coi là do vua Phục Hy phát hiện theo truyền thuyết.

 

II.I. 2/ Lạc Thư.

Theo truyền thuyết được ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán:

Vua Đại Vũ – được coi là 4000 năm cách ngày nay, (tức 2500 năm sau vua Phục Hy phát minh ra Hà Đồ phối Tiên Thiên Bát quái)  – đi trị thủy ở sông Lạc Thủy, thấy một con rùa thần, trên lưng , đầu tứ chi và đuôi có những chấm lạ. Dựa trên những chấm này, vua Đại Vũ phát minh ra đồ hình Lạc Thư và làm ra Hồng Phạm cửu trù. Trù thứ nhất chính là sự mô tả Ngũ hành.

 

II.I. 3/ Hậu Thiên bát quái và bản văn Chu Dịch.

Theo truyền thuyết được ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán:

 

A/ Vua Văn Vương – được coi là 3000 năm cách ngày nay , (Tức sau vua Đại Vũ 1000 năm và vua Phục Hy 3500 năm) – bị vua Trụ Vương giam ở ngục Dữu Lý 7 năm (Có sách chép 2 năm). Trong thời gian bị giam giữ, đã căn cứ vào đồ hình Lạc Thư của vua Đại Vũ, phát minh ra Hậu Thiên Bát quái và viết Soán Từ mô tả tính chất 64 quẻ Dịch Hậu Thiên bát quái.

 

B/ Con của Chu Văn Vương là Chu Công Đán soạn ra Hào Từ.

 

C/ Khổng tử – được coi là 2500 năm cách ngày nay , (Tức sau vua Phục Hy 3500 năm; sau vua Đại Vũ 1500 năm và cha con Chu Văn Vương 500 năm – soạn ra Thuyết quái, Thập Dực, Thoán từ thượng hạ truyện. Đến đây cuốn Chu Dịch được coi là hoàn tất theo truyền thuyết được ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán.

 

  1. I. 4/ Một điều rất đáng lưu ý là: Theo những bản văn cổ sưu tầm được thì cả những đồ hình như “Tiên Thiên Bát quái phối Hà Đồ” (Được coi là do vua Phục Hy sáng tạo từ trên lưng Long Mã); “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư” (Được coi là do vua Văn Vương sáng tạo từ Lạc Thư trên con rùa thần), đều chỉ được công bố vào đời Tống do các Đạo gia thực hiện.

Tức là khoảng cách thời gian, từ khi ghi nhận sự sáng tạo của Phục Hy và Văn Vương, đến khi những đồ hình này được chính thức công bố vào đời Tống, lần lượt là:

A/ Đồ hình Tiên Thiên Bát quái phối Hà Đồ (Do vua Phục Hy sáng tạo), đến thời Tống là hơn 5000 năm (?!).

B/ Đồ hình Hậu Thiên Bát quái phối Lạc Thư (Do vua Văn Vương sáng tạo), đến thời Tống là hơn 2500 năm (?!).

 

  1. II. Lịch sử hình thành kinh Dịch theo bản văn chữ Hán – Những vấn đề được đặt ra.

Như vậy, ở phần II. I, chúng tôi đã trình bày lịch sử kinh Dịch theo truyền thuyết và các văn bản cổ chữ Hán. Trên cơ sở này chúng tôi ứng dụng tiêu chí thứ nhất để phân tích các vấn đề liên quan

Những vấn đề được đặt ra cho lịch sử kinh Dịch mà nền văn minh Hán tự nhận là của họ, có những điều hoàn toàn không thể thuyết phục dưới bất cứ một góc nhìn nào, là:

II .II,1/ Nguyên nhân sự phát hiện ra Bát quái – căn nguyên của kinh Dịch, lại bắt nguồn từ hai linh vật thần thoại là con Long Mã trên sông Hoàng Hà và con Thần Quy trên sông Lạc Thủy.

II.II,2/ Khoảng cách thời gian lịch sử quá dài cho tính ứng dụng và lưu truyền, là:

A/ Từ thời vua Phục Hy đến thời Chu Văn Vương là hơn 3000 năm, đồ hình Tiên thiên Bát quái phối Hà đồ đã dùng để làm gì trong cuộc sống và xã hội, để có điều kiện tồn tại vượt thời gian như vậy?

B/ Từ thời kinh Dịch được coi là hoàn chỉnh vào thời Khổng tử, đến khi hai đồ hình ‘Hà đồ phối Tiên Thiên Bát quái” và “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư”, lại chỉ chính thức xuất hiện vào thời Tống. Tức là cách thời Không Tử đúng 1500 năm. Vậy từ thời Khổng Tử cho đến Tống, người ta dùng kinh Dịch để làm gì, ngoài việc bói toán?

C/ Cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang ở đây trình bày với quý vị với bản tham luận này thì ngay các học giả Trung Hoa và các nhà nghiên cứu trên thế giới, vẫn chưa thể xác định được: “Mục đích ra đời của kinh Dịch”.

Và một vân đề đau đầu cho các nhà nghiên cứu cổ kim, là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán? Khi mà thuyết Ngũ hành được cho rằng ra đời vào đời vua Đại Vũ – 4000 năm cách ngày nay – thì từ thời Hoàng Đế – hơn 5000 năm cách ngày nay, tức trước cả vua Đại Vũ hơn 1000 năm – thuyết Âm Dương Ngũ hành đã ứng dụng trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn”- vốn là một cuốn sách lý luận kinh điển của Đông Y?! Hay nói rõ hơn: Sự ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành với hệ Can Chi ra đời trước khi lý thuyết này được phát hiên hàng Thiên Niên kỷ.

 

Kính thưa quý vị.

Như vậy, chúng ta có thể xác định ngay rằng: Lịch sử hình thành kinh Dịch theo truyền thuyết và các bản văn chữ Hán, hoàn toàn mơ hồ và không đủ tin cậy.

Bây giờ, chúng ta xét đến tiêu chí thứ II:

 

III. Tính hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán và hợp lý nội tại của một học thuyết hình thành trong một nền văn minh.
Đây là tiêu chí thứ 2, mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Chúng ta tiếp tục xét nội hàm của Kinh Dịch theo các bản văn chữ Hán theo tiêu chí này. chúng tôi xin phép được trình bày như sau:

 

III.I.  Mâu thuẫn tính chất Ngũ hành của các quái trong Bát quái Tiên Thiên và Hậu Thiên trong tương quan đồ hình tích hợp với nó là Hà Đồ và Lạc Thư.


Để mở đầu cho phần này, chúng tôi xin dẫn lời của nhà nghiên cứu học giả Nguyễn Hiến Lê trong cuốn: “Kinh Dịch – Đạo của ngươi quân tử”, trong phần nói về Hà đồ, Lạc thư, đã viết như sau:

 

Nhất là so sánh hai hình đó (Hà Đồ và Lạc Thư) với bát quái, thì dù giàu tưởng tượng tới mấy, cũng không thể bảo rằng bát quái phỏng theo hai đồ hình đó được.

 

Có thể học giả nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê hiểu theo cách của ông. Nhưng tôi xin trình bày với quý vị góc nhìn của tôi trình bày tiếp theo, như sau:

 

III. II. Mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc kinh Dịch theo bản văn chữ Hán.
Tất cả những ai đã đọc kinh Dịch, đều thấy rất rõ rằng Bát quái có thuộc tính được mô tả trong Thuyết Quái truyện do Khổng Tử san định như sau: Càn là Trời, Khảm là Thủy, Cấn là Núi,là Thổ,  Chấn là Mộc, Khôn là Thổ, Ly là Hỏa, Tốn là Mộc, là gió, Đoài là Kim, là đầm trạch….Nhưng trong kinh Dịch thì không có một chữ nào nói tới Ngũ hành.

III. II. 1/ Cũng theo sách Hán thì chúng được tích hợp trong hai mô hình là Tiên Thiên Bát quái phối Hà Đồ và Hậu Thiên Bát quái Văn Vương phối Lạc Thư.

Xin quý vị xem hình dưới đây:

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.