TÂM VŨ TRỤ

Trong buổi offline ngày 17 tháng Giêng Việt lịch, tôi nói chuyện với anh chị em Phong Thủy Lạc Việt về phương pháp nghiên cứu Lý học. Lần sau rút kinh nghiệm – “Off” xong rồi nhậu, chứ vừa nhậu vừa off bị chi phối quá. Nhưng trong buổi off này có một học viên đặt vấn đề: “Tâm vũ trụ” nằm ở đâu. Và nó trở thành một đề tài thú vị. Đề tài này có khả năng mở đầu cho một tư duy minh triết và khoa học. Tôi ủng hộ ngay ý kiến của Hoangnt mở một topic trên diễn đàn để trao đổi, quán xét.

 

Nhân viên Gold Madl không đủ người, anh em phải dọn bàn lấy.

Hạt Gạo Làng – huynh trưởng khóa I Phong thủy Lạc Việt






Thảo luận rất sôi nổi với sự góp sức của beer…..

 

 

Ăn nhậu hoàng tráng……….và nội dung buổi nói chuyện rơi vào wên lãng. Tôi mong chia sẻ với anh chị em phương pháp để tiếp tục nghiên cứu.Thôi đành viết hoặc tự quay viedeo vậy. Nhưng một đề tài mới xuất hiện: “Tâm vũ trụ nằm ở đâu?”..
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19045-tam-cua-vu-tru/page__pid__120688__st__20#entry120688
Đề tài này sẽ liên hệ với một lý thuyết vật lý mới nhất mà nội dung của nó là: Không thể quán xét vận tốc một hạt cơ bản đang chuyển động. Đại ý vậy, tôi nhớ không chính xác lắm. Khi có duyên thì vấn đề sẽ được liên hệ với Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt. Cũng như lý thuyết toán Cantor vậy.

Mèo nhà Thiên Sứ.
Với con mèo này thì tâm vũ trụ chính là nó. 

=================================
Chủ đề đang thảo luận thì nội dung bị lạc sang một vấn đề khác:
=================================
 Thiên Sứ
Cập nhật lúc 22 Tháng hai 2011 – 05:17 PM

NuyenHoang, on 22 Tháng hai 2011 – 10:47 AM, said:

Thưa Sp!
Theo con hiểu, Bản thể của chúng ta chính là tính Nhận biết hay còn gọi là Tính thấy. Nhờ đó mà chúng ta biết được phần Hồn và phần xác (Thân thể).
-Phần hồn được hiểu ở đây là ý thức và cảm xúc. Những cảm xúc là do sự tương tác của ý thức và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Phần hồn và phần xác đều có thuộc tính vật chất, chính vì vậy cuộc sống của con người bình thường là một quy luật phản ánh sự tương tác của con người và môi trường xung quanh.
Mong được sự chỉ bảo của Sư Phụ và sự chia sẻ của ACE


Đúng vậy!
Vật chất là gì?
Tôi định nghĩa rằng:
Tất cả những thực tại có năng lương và tương tác đều la vật chất.
Trên cơ sở này thì Thượng Đế cũng có thuộc tính vật chất. Tất nhiên mấy cái còn lại như tâm linh, linh hồn…..vv….. nếu có thật thì đều có thuộc tính vật chất.
Vấn đề được đặt ra: Vật chất tự nó không nhận thức được. Vậy cái gì nhận thức được vật chất?
Chính là Thái Cực – Tính thấy.
=================================
Votruoc
Cập nhật lúc 22 Tháng hai 2011 – 09:04 PM

Quote

Vấn đề được đặt ra: Vật chất tự nó không nhận thức được. Vậy cái gì nhận thức được vật chất?
Chính là Thái Cực – Tính thấy.


Thưa anh Thiên Sứ, vậy Thái cực có là vật chất hay không?

=================================
Thiên Sứ
Cập nhật lúc Hôm qua, 09:29 PM

Vo Truoc, on 22 Tháng hai 2011 – 09:04 PM, said:

Thưa anh Thiên Sứ, vậy Thái cực có là vật chất hay không?


Gọi là vật chất cũng đúng – Theo định nghĩa về vật chất của tôi. 

=================================
Votruoc
Cập nhật lúc Hôm qua, 10:51 PM

Thiên Sứ, on 24 Tháng hai 2011 – 07:29 AM, said:

Gọi là vật chất cũng đúng – Theo định nghĩa về vật chất của tôi.


Nhưng anh nói:

Quote

Vấn đề được đặt ra: Vật chất tự nó không nhận thức được.
Vậy cái gì nhận thức được vật chất?
Chính là Thái Cực – Tính thấy.


Như vậy có mâu thuẫn không?
Hơn nữa, anh định nghĩa:

Quote

Tất cả những thực tại có năng lương và tương tác đều la vật chất.


Vậy, Thái Cực có năng lượng và tương tác?
Tương tác như thế nào? Với cái gì? Cái tương tác với nó là cái khác nó hay chính nó?
Nếu với chính nó thì Thái cực vốn không có phân biệt, chí tịnh thì làm sao tương tác? Nó tương tác với chính nó thì hình dung thế nào đây?
Nếu với cái khác nó thì chẳng hóa là phân biệt âm dương rồi sao? Cái gì là dương? Cái gì là âm? Thái cực là dương hay âm?
Năng lượng của Thái cực là cái gì? Có đo được bằng Jun hay không?
Anh đừng hiểu là phản bác mà em muốn tìm hiểu quan điểm của anh thôi. 

=================================
Thiên Sứ
Cập nhật lúc Hôm qua, 11:02 PM

Vo Truoc, on 24 Tháng hai 2011 – 10:51 PM, said:

Nhưng anh nói:

Như vậy có mâu thuẫn không? 


Không! Vì nó hàm chứa thuộc tính vật chất, nhưng là cái tuyệt đối. Bởi vậy tôi mới nói là “Cũng đúng”. Tức là xét về một phương diện nào đó thì không sai.
Chử Đồng Tử (Trong Đạo Đức Kinh gọi là Lão Tử – nhưng tôi muốn xác định gốc Việt của Đạo Đức Kinh, nên dùng danh từ Chử Đồng Tử) nói:
“Đạo có thật và đáng tin”.
Tính minh triết cao cấp của Đạo Đức Kinh khiến không dễ gì nhận thức được. Lão nhà nho gàn Vương An Thạch – tể tướng thời Tống tự đắc khi sửa câu của Đạo Đức Kinh:
Vô danh thiên hạ chi thủy.
Hữu danh vạn vật chi mẫu

Bằng cách thêm dấu ” phẩy” thành:
Vô – danh thiên hạ chi thủy.
Hữu – danh vạn vật chi mẫu.

Việc sửa chữa này hàng ngàn năm sau bao nhiêu kẻ vỗ tay khen hay. Nhưng nó làm cho người ta hiểu sai.
Ý nguyên thủy của câu trên là : Không thể đặt tên cho sự khởi nguyên của vũ trụ (Thái Cực). Bởi vậy khi cho nó là vật chất thì chính anh đã đặt tên cho nó. Thái Cực bản chất là một tính từ: Vượt ra ngoài sự giới hạn. 

=================================
Votruoc
Cập nhật lúc Hôm qua, 11:17 PM

Thiên Sứ, on 24 Tháng hai 2011 – 09:02 AM, said:

Chử Đồng Tử (Trong Đạo Đức Kinh gọi là Lão Tử – nhưng tôi muốn xác định gốc Việt của Đạo Đức Kinh, nên dùng danh từ Chử Đồng Tử) nói:
“Đạo có thật và đáng tin”.


Em cũng tin như vậy. Nhưng, vấn đề là phải xác định khái niệm này như thế nào cho chặt chẽ trong một học thuyết. Nếu không, người ta sẽ đánh giá lý thuyết của mình là tùy tiện và ngụy biện. 

=================================
Thiên Sứ
Cập nhật lúc Hôm qua, 11:44 PM

Vo Truoc, on 24 Tháng hai 2011 – 11:17 PM, said:

Em cũng tin như vậy. Nhưng, vấn đề là phải xác định khái niệm này như thế nào cho chặt chẽ trong một học thuyết. Nếu không, người ta sẽ đánh giá lý thuyết của mình là tùy tiện và ngụy biện.


Anh Votruoc yên tâm đi. Chắc chắn là như vậy. Sau cuốn “Định mệnh” là cuốn” Đạo Đức Kinh nhìn từ văn minh Lạc Việt”. Về nguyên tắc là thế này:
1/ Chính người Hán chẳng hiểu gì về Đạo Đức Kinh cả! Hàng ngàn năm nay chú giải mãi mà không hiểu nội dung nói về cái gì.
2/ Lịch sử Đạo Đức Kinh mơ hồ.
3/ Nội dung bản văn thì liên hệ với Việt sử, thí dụ: Đó chính là câu “chính sự dùng lối thắt nút” – chỉ có ba cuốn sách cổ nói về điều này là:
a/ Việt sử lược.
b/ Kinh Dịch.
c/ Đạo Đức Kinh.
Đại ý vậy. Thiên Sứ chẳng bao giờ tùy tiện cả. Trừ khi nhậu …..Hi.
Còn thiên hạ gán cho là tùy tiện và ngụy biện thì tùy theo cách hiểu của họ. Cái này chịu. Mọi khái niệm đều được định nghĩa và miêu tả với các mối liên hệ với nó. Như vậy là đủ. 

=================================
Vấn đề nằm ở chỗ này: Tôi đang rất bực mình vì những nhận xét ngớ ngẩn phía sau lưng tôi. Nhân anh Votruoc đặt vấn đề “ngụy biện”. Bởi vậy tôi cũng tiện đấy mà giải thích công khai vấn đề:
=================================
Thiên Sứ
Cập nhật lúc Hôm nay, 02:38 AM

Vo Truoc, on 24 Tháng hai 2011 – 10:51 PM, said:

Vậy, Thái Cực có năng lượng và tương tác?
Tương tác như thế nào? Với cái gì? Cái tương tác với nó là cái khác nó hay chính nó?
Nếu với chính nó thì Thái cực vốn không có phân biệt, chí tịnh thì làm sao tương tác? Nó tương tác với chính nó thì hình dung thế nào đây?
Nếu với cái khác nó thì chẳng hóa là phân biệt âm dương rồi sao? Cái gì là dương? Cái gì là âm? Thái cực là dương hay âm?
Năng lượng của Thái cực là cái gì? Có đo được bằng Jun hay không?
Anh đừng hiểu là phản bác mà em muốn tìm hiểu quan điểm của anh thôi.


Xin lỗi! Vì sơ ý quên chưa giải thích đoạn này của Votruoc.
* Vậy, Thái Cực có năng lượng và tương tác?
Chính xác!Bởi vậy nó có thuộc tính vật chất! Nhưng khái niệm “vật chất” thuần túy chỉ là một thuộc tính của Thái Cực và không phải Thái Cực.
* Tương tác như thế nào? Với cái gì? Cái tương tác với nó là cái khác nó hay chính nó? Nó tương tác với chính nó thì hình dung thế nào đây?
Nếu với cái khác nó thì chẳng hóa là phân biệt âm dương rồi sao? Cái gì là dương? Cái gì là âm? Thái cực là dương hay âm?

Đã nói tương tác thì tất nhiên phải với cái khác nó và không phải nó. Cái này tôi đã giải thích rất kỹ rồi mà! Thái cực sinh Lưỡng nghi…..(“Định mệnh có thật hay không?”).
* Năng lượng của Thái cực là cái gì? Có đo được bằng Jun hay không?
Không thể đo được cái Tuyệt đối!
Còn thế nhân bảo là nguy biện, là quanh co, là chưa có cơ sở……..
Tùy! Tôi sẽ không tranh luận. Ngay trong lời mở đầu của cuốn “Lược sử thời gian” nói về một nhà khoa học hàng đầu về vật lý thiên văn trình bày quan điểm khoa học về vũ trụ và Địa cầu. Một bà đứng dậy phản đối – đại ý: “Cái ông này nói cái gì lạ vậy? Vũ trụ này do Chúa sinh ra. Trái đất này đặt trên lưng bốn con voi và bốn con voi đứng trên lưng con rùa, Con rùa thì bơi trên biển cả…..”. Đại ý vậy.
Nhưng tôi chỉ lưu ý những ai có ý tưởng cho rằng tôi ngụy biện, quanh co, siêu hình, chưa có cơ sở khoa học, cần chứng minh thêm, cần làm sáng tỏ thêm….vv…. và ….vv…. rằng: Tôi không tự ý nghĩ ra các khái niệm: “Thái Cực”, Lưỡng Nghi”, “Âm Dương”, “Ngũ hành”, sơn hướng tọa, Hà Đồ, Lạc Thư, Bát quái , càn khảm cấn chấn ….Tý, Sửu Dần, Mão…. Giáp Ất Bính Đinh….. lục khí, ngũ vận, bát trạch, loan đầu, hình lý khí, “Tính thấy” trong Phật giáo, “Đạo” trong Đạo Đức kinh, Vật chất luôn vận đông và khái niệm Âm Dương…….vvv….vvvv….vvvvv…..vvvvvvv. Tất cả những cái đó tồn tại trước tất cả những nhà thông thái đang hiện hữu trên thế gian này hàng ngàn năm rồi. ….Nhưng tôi đã giải thích một cách nhất quán tất cả những khái niêm đó và có tính hệ thống.
Làm gì có chuyện ngụy biện cho cả một hệ thống như vậy nhỉ? Hình như họ phản đối vì nhiều nguyên nhân khác nhau đấy! Cho nên mới gọi là “Tùy!”, tôi không có thời gian cho việc tranh luận vô bổ nữa. Ngoại trừ trao đổi trên tinh thần học thuật thì có thể. Cũng có thể thôi.
Nếu Votruoc nghe thấy ai nói là tôi ngụy biện thì hãy xem lại khả năng tư duy của họ. Bởi vì họ đã dùng khái niệm ngụy biện không đúng chỗ. Khái niệm “Ngụy biện” không mang tính hệ thống và không thể dùng trong việc miêu tả cả một hệ thống lý thuyết bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực liên quan từ vũ trụ đến con người được. So với thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chưa một lý thuyết khoa học nào, bây giờ và 100 năm nữa làm được điều này. Tôi chỉ giải thích trên cơ sở những khái niệm đã có và hệ thống một cách nhất quán. Thật là buồn cười khi khái niệm ngụy biện được sử dụng.
Tôi không buồn gì Votruoc cả. Chân lý không lệ thuộc vào số đông. Có thể chỉ mình tôi ứng dụng nếu ko ai chia sẻ. Vậy thôi! 

=================================
Như vậy, anh Votruoc cũng chưa hiểu thấu đáo. Nhưng tôi không quan tâm đến điều đó. Sự thành công trên cả thực tế lẫn tính nhất quán của một hệ thống lý thuyết được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, không dễ gì phản biện nổi. Điều này anh Vuivui đã nhận xét chính xác về tính hệ thống của nó.
Nếu nó hiểu một cách dễ dàng thì SW Hawking không phải hoài nghi. 

Trước sau tôi vẫn xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước và đó là phương tiện để tôi minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Phương tiện không đạt được mục đích thì thôi chứ làm sao bây giờ.
Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta sẽ tìm ra nó hay không? 
Ấy là SW Hawking bảo thế!

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.