SÁCH PHÍA TRƯỚC TRẦN THỜI GIAN & KHÍ – TRƯỜNG TƯƠNG TÁC CỦA VŨ TRỤ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỜI GIỚI THIỆU.

Thưa quý bạn đọc.
Ngài SW Hawking đã phát biểu trong cuốn sách nổi tiếng “Lược Sử thời gian” của ông:

“Để có một Lý Thuyết Thống Nhất , trong điều kiện hiện nay của nền văn minh,  chúng ta  phải thiết lập những Hệ tiền đề”.

Phát biểu của ngài SW Hawking đã chứng tỏ: Nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại của chúng ta, chưa phải là một hệ thống hoàn hảo, có tính nền tảng đủ để thiết lập một hệ Lý Thuyết Thống Nhất. Điều này cũng giống như vào thời Vua Louis XIV, chưa đủ nền tảng tri thức để hình thành nên Thuyết Tương đối của Enstein. Cho nên, để bù đắp lại khoảng trống trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại, trở thành một hệ thống tri thức nền tảng hoàn chỉnh, làm cơ sở hình thành một hệ thống Lý Thuyết Thống Nhất vũ trụ, nó cần có những những Hệ tiền đề.
Hay mô tả dưới một hình thức khác – và điều này đã được các nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh hiện đại thừa nhận – là:
Những nhận thức mới nhất về bản chất của vật chất và những hệ thống lý thuyết khoa học mũi nhọn tiên tiến nhất hiện nay về mọi lĩnh vực, chỉ là những hệ thống lý thuyết mô tả cục bộ; và nó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong toàn bộ nền tảng tri thức cần có của một nền văn minh, làm cơ sở cho sự hình thành nên một hệ thống Lý Thuyết Thống Nhất hoàn chỉnh.

Cho nên, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của ngài Hawking. Và có thể nói rằng: Hai quyển sách của tôi : “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” Nxb Hồng Đức 2020 và cuốn “ Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương” Nxb Hồng Đức 2019, là hai Hệ tiền đề làm nền tảng, để xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành & Kinh Dịch, về bản chất, là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, nhất quán, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan với khả năng tiên tri. Và cũng chính là Lý Thuyết Thống Nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Điều này cũng phù hợp với lời dự ngôn nổi tiếng của của bà Baba Vanga khi phát biểu rằng :

“Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại”.

Đến đây, một vấn đề được tiếp tục đặt ra: Làm thế nào để thẩm định một Hệ tiền đề được coi là đúng, khi những Hệ tiền đề đó xuất hiện và tồn tại với tư cách bổ sung cho những khiếm khuyết trong nền tảng tri thức của một nền văn minh?
Cho nên – ngoài vấn đề mà ngài SW Hawking đã đặt ra về sự cần thiết của những Hệ tiền đề – tôi thấy cần phải phát biểu thêm những tiêu chí khoa học, làm chuẩn mực để thẩm định nội hàm của những Hệ tiền đề được coi là đúng cho những Hệ tiền đề nói chung, có thể xuất hiện trong hiện tại và cả tương lai – khi những Hệ tiền đề này với tư cách bổ sung những khoảng trống tri thức mang tính nền tảng của nền văn minh hiện đại –  là:
I/ Những Hệ tiền đề được coi là bổ sung cho khoảng trống tri thức của nền văn minh hiện nay, phải tích hợp với những giá trị tri thức nền tảng hiện có của nền văn minh đã được xác định tính chân lý, bổ sung cho những khiếm khuyết của nó, để trở thành một hệ thống có cấu trúc hợp lý, có tính nhất quán, hoàn chỉnh, đủ để có sự phát triển tiếp tục những Hệ tiền đề mới, hoặc đủ để xác định một Lý Thuyết Thống Nhất.
II/ Những Hệ tiền đề bổ sung cho khoảng trống tri thức nền tảng của một nền văn minh, phải có khả năng tiếp tục phát triển trên nền tảng đã được bổ sung đó những tiền đề mới, hoặc xác định được một hệ thống Lý Thuyết Thống Nhất.
Nếu không thỏa mãn những tiêu chí này, thì tất cả những Hệ tiền đề, chỉ là những ảo vọng. Hay nói rõ hơn: Người ta không thể tùy tiện đặt ra những Hệ tiền đề, nếu không thỏa mãn tiêu chí mà tôi bổ sung nói trên.
Tức là, hai cuốn sách của tôi đã trình bày (“Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” Nxb Hồng Đức 2020 và cuốn “ Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương” Nxb Hồng Đức 2019), cũng phải thỏa mãn được tiêu chí mà tôi đã phát biểu bổ sung, như là một chuẩn mực thẩm định tính chân lý của nó.

Cần phải xác định rằng:
Ngay cả khi các nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh hiện này công nhận, hoặc không công nhận hai tiền đề của tôi, trình bày trong hai cuốn sách trên. Thì vấn đề vẫn phải tiếp tục đặt ra với tiêu chí thứ II, là:
II/ Những Hệ tiền đề bổ sung cho khoảng trống tri thức nền tảng của một nền văn minh, phải có khả năng tiếp tục phát triển trên nền tảng đã được bổ sung đó những tiền đề mới, hoặc xác định được một hệ thống Lý Thuyết Thống Nhất.
Tức là nó phải có sự phát triển tiếp tục trên nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại với sự tích hợp của những tiền đề được bổ sung, để xác định một hệ thống Lý Thuyết Thống Nhất. Cụ thể ở đây chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành & Kinh Dịch.

Sự phát triển tiếp tục của hai tiền đề nói trên với sự tích hợp những trí thức nền tảng của nền văn minh, là nội dung của cuốn sách, mà bạn đọc đang cầm trên tay, có tựa đề là “Phía trước Trần Thời Gian & Khí – Trường Tương Tác của vũ trụ”.

Thưa quý vị bạn đọc.
Trần Thời Gian, với khoảng khắc vô cùng nhỏ 10 -47 /giây sau giây | O |. Tri thức của nền khoa học hiện đại đã không thể biết được trong khoảnh khắc vô cùng nhỏ đó, cái gì đã xảy ra? Họ đã giải thích bằng thuyết Big Bang, nhưng cần xác định rằng:
Nếu thuyết Bigbang đúng thì nó sẽ phải tiếp tục giải thích được tất cả những hoài nghi của nền văn minh hiện đại, về sự vận động và tương tác của vũ trụ sau giây | O |. Nhưng ở đây nó chỉ dừng lại ở chính nội hàm của thuyết Big Bang và những bí ẩn của vũ trụ vẫn là điều cần khám phá.

Ở đây, chưa nói đến những nguyên lý, những phạm trù rất căn bản của nền văn minh hiện nay bị sai. Tất nhiên, người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.

Do đó, trong cuốn sách này sẽ đề cập đến những sai lầm nói trên có tính nguyên lý nền tảng của nền văn minh hiện đại. Đó là khái niệm: vật chất; không gian 3 chiều; điểm; vấn đề Không gian và Thời gian … Cuốn sách này sẽ thiết lập lại nội hàm những khái niệm nói trên mang tính hệ thống,  nhất quán, hoàn chỉnh hợp lý trên mọi phương diện và tổng hợp lại, để chứng minh rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành & Kinh Dịch chính là Lý Thuyết Thống Nhất.
Trong cuốn sách này, cũng phân tích và chứng minh sai lầm của lý thuyết Higg. Điều mà tôi đã xác định từ năm 2008 trên dd lyhocdongphuong.org. vn. Đến năm 2016, các nhà khoa học tinh hoa, đã xác định: “Không có Hạt của Chúa”. Nhưng họ mới chỉ xác định trên cơ sở thực nghiệm với cỗ máy LHC. Còn cuốn sách này, trên cơ sở phấn tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh các luận cứ của lý thuyết Higg, để chi ra sai lầm ngay trong cấu trúc của học thuyết này. Đó chính là cơ sở để tôi xác định lý thuyết Higg sai, ngay từ khi cô máy thực nghiệm LHC chưa lắp ráp xong từ 2008.
Với phương pháp chứng minh tương tự như vậy với Lý thuyết Dây – một lý thuyết mũi nhọn của Vật Lý Lý thuyết hiện nay – cũng sẽ được phân tích trong cuốn sách này và chỉ ra sai lầm của nó. Từ đó, làm cơ sở để xác định “Khí – Trường Tương Tác của vũ trụ”
Tất cả nội dung cuốn sách, sẽ xác định với bạn đọc sự thỏa mãn với tiêu chí II, mà tôi đã trình bày ở trên. Và nó cũng sẽ mô tả vũ trụ trước Trần Thời Gian với sự chứng minh: Thuyết ADNh & Kinh Dịch, chính là Lý Thuyết Thống Nhất vũ trụ.

Vấn đề cần nói rõ hơn với tiêu chí thứ nhất:
I/ Những Hệ tiền đề được coi là bổ sung cho khoảng trống tri thức của nền văn minh hiện nay, phải tích hợp với những giá trị tri thức nền tảng hiện có của nền văn minh hiện nay, đã được xác định tính chân lý, bổ sung cho những khiếm khuyết của nó, để trở thành một hệ thống có cấu trúc hợp lý, có tính hệ thống và nhất quán, đủ để có sự phát triển tiếp tục những Hệ tiền đề mới, hoặc đủ để xác định một Lý Thuyết Thống Nhất.
Tại sao lại đặt vấn đề:
Những Hệ tiền đề được coi là bổ sung cho khoảng trống tri thức của nền văn minh hiện nay, phải tích hợp với
những giá trị tri thức nền tảng hiện có của nền văn minh hiện nay đã được xác định tính chân lý,
Bởi vì một tiêu chí khoa học đã phát biểu rằng:
Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nó phải không phủ nhận những giá trị tri thức khoa học trước đó, đã xác định tính chân lý.
Từ tiêu chí khoa học này, đã xác định rằng: bất cứ một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học được hình thành, phải hàm chứa và tích hợp được các lý thuyết, hoặc nhận thức thực tại khách quan được xác định tính chân lý, trong quá trình tiến hóa của cả một nền văn minh. Tức là những giả thuyết, hoặc lý thuyết mới phải có một mối liên hệ hợp lý và chặt chẽ với những nền tảng trí thức đã có và được xác định tính chân lý. Từ đó tạo ra một hệ thống tri thức nền tảng mới của nền văn minh đó.
Đây chính là nội dung của tiêu chí I, mà tôi đã trình bày ở trên. Nếu không thỏa mãn tiêu chí này thì đấy là một Hệ tiền đề sai.
Trên cơ sở hai tiêu chí tôi đã nêu và sự xác định hai cuốn sách của tôi (“Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” Nxb Hồng Đức 2020 và cuốn “Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương” Nxb Hồng Đức 2019), là hai Hệ tiền đề đúng, thì nó phải thỏa mãn hai tiêu chí trên, làm chuẩn mực để thẩm định tính chân lý của hai Hệ tiền đề này.
Hai cuốn sách của tôi (Hai Hệ tiền đề), mô tả rằng:
Tiền đề thứ nhất – “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương”, Nxb Hồng Đức 2019, xác định và chứng minh rằng:
Có một nền văn minh rực rỡ cổ xưa, tồn tại trước lịch sử nhận thức được – mang tính nhận thức phổ biến của nền văn minh hiện đại – và nền văn minh này đã bị hủy diệt. Tôi đặt tên là văn minh Atlantic. Dân tộc Việt Nam hiện nay, là một trong những chủng tộc còn sống sót của nền văn minh này, còn giữ được những hệ thống tri thức nền tảng của nền văn minh Atlantic.
Tiền đề thứ hai – “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, Nxb Hồng Đức 2020, xác định và chứng minh rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành & Kinh Dịch là hệ quả của hệ thống nền tảng tri thức của nền văn minh Atlantic. Hay nói rõ hơn: Nền văn minh Atlantic, chính là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ Hành & Kinh Dịch. Những di sản còn lại liên quan đến học thuyết này qua các bản văn chữ Hán, chỉ là những mảnh vụn rời rạc, chắp vá và sai lệch, có nguồn gốc từ những giá trị đích thực của nền văn hiến Việt và nền văn minh này đã sụp đổ từ 2300 năm trước, bên bờ Nam sông Dương Tử và lần lượt bị Hán hóa trong hơn 1000 năm Bắc Thuộc.

Như vậy, căn cứ vào hai tiêu chí trên, thì những tiền đề này (“Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, Nxb Hồng Đức 2020 & “Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương” Nxb Hồng Đức 2019), phải tích hợp được với những giá trị tri thức nền tảng của nền văn minh hiện đại. Chí ít là những lý thuyết khoa học hiện đại tiên tiến nhất. Đồng thời nó phải chỉ ra và giải quyết những vấn nạn của nền  văn minh hiện đại, về các phạm trù: Không/ Thời gian; bản thể phạm trù vật chất, không gian đa chiều…
Cuốn sách “Phía trước Trần Thời Gian & Khí – Trường Tương Tác vũ trụ” trên tay bạn, chính là sự tiếp tục mô tả sự tích hợp với nhũng lý thuyết mũi nhọn và tiên tiến nhất của nền văn minh hiện đại – trên cơ sở hai tiền đề, mà tôi đã giới thiệu – nhằm giải quyết những vấn nạn của nền văn minh  này; và xác định một nền tảng tri thức hoàn chỉnh của nền văn minh, làm cơ sở để xác định một lý thuyết thống nhất. Đồng thời nó cũng phải thỏa mãn tiêu chí II, xin được nhắc lại tại đây

“Những Hệ tiền đề bổ sung cho khoảng trống tri thức nền tảng của một nền văn minh, phải có khả năng tiếp tục phát triển trên nền tảng đã được bổ sung đó những tiền đề mới, hoặc xác định được một hệ thống Lý Thuyết Thống Nhất.”

Thưa quý bạn đọc.
Cuốn sách này có tham vọng mô tả một Lý Thuyết Thống Nhất vũ trụ nhân danh khoa học và những giá trị của nền văn hiến Việt – một nền văn minh một thời huy hoàng bên bờ Nam song Dương Tử, là một trong những nền văn minh cổ đại kế thừa những giá trị đích thực của nền văn minh Atlantic; chủ nhân của thuyết ADNh & Kinh Dịch .

Thưa quý bạn đọc.
Cũng như hai cuốn sách xuất bản trước, tôi xin được phép nhắc lại rằng:
Chúng ta đang phục hồi một hệ thống lý thuyết, mô tả toàn bộ lịch sử vũ trụ từ giây 0 cho đến mọi sự vận động tương tác trong quá trình hình thành vũ trụ cho đến ngày hôm nay và cả tương lai, có khả năng tiên tri (tôi nhấn mạnh điều này). Do đó, để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng, chúng ta phải sử dụng những tiêu chí khoa học để thẩm định tính chân lý của nó. Và đây là phương pháp nghiên cứu và chứng minh của tôi, xuyên suốt trong toàn bộ cuốn sách mà bạn đang có trên tay – ““Phía trước Trần Thời Gian & Khí – Trường Tương Tác vũ trụ”

Thưa quý bạn đọc.
Tham vọng thì lớn lao, nhưng kiến thức thì có hạn. Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót. Và với một Lý Thuyết Thống Nhất vũ trụ, nằm ngoài vòng tròn nhận thức của cả một nền văn minh – nói theo cách nói “Định luật Bất Toàn” của Godel – cho nên, cuốn sách này chỉ là một cột mốc trên chặng đường để tiến tới một Lý Thuyết Thống Nhất, ngay cả khi nó được coi là đúng và chấp nhận rộng rãi. Trong trường hợp này – ngay cả khi nó được coi là đú,ng và chấp nhận rộng rãi – nó cũng phải cần có những công trình nghiên cứu tiếp tục của các bậc trí giả tinh hoa, thuộc nên văn minh hiện đại để phục hồi lại một cách hoàn chỉnh hệ thống Lý Thuyết Thống Nhất vũ trụ này.

Bởi vì thuyết ADNh& Kinh Dịch không chỉ dừng lại với tư cách Lý Thuyết Thống Nhất vũ trụ . Mà nó còn phát triển khả năng ứng dụng với những hệ thống, phương pháp luận riêng phần trong mọi lĩnh vực liên quan đến cuộc sống, xã hội, con người, như : Đông Y; Địa lý Phong thủy; dự báo cho từng số phận con người – Tử vi, Tử bình, Bốc dịch; các hiệu ứng tương tác vận động của vũ trụ lên trái Đất và tác động lên cuộc sống của con người như Kì Môn Độn Giáp, Thái Ất Thần Kinh với khả năng tiên tri.

Do đó, khi thuyết ADNh & Kinh Dịch được phục hồi nhân danh một Lý Thuyết Thống Nhất vũ trụ, thì nó phải tiếp tục phát triển với sự liên hệ một cách có hệ thống, theo chuẩn mực thẩm định của những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng với tất cả các vấn đề liên quan đến nó, tối thiểu là trong các hệ luận ứng dụng, đã trình bày ở trên. Cần phải xác định rằng:
Đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ và rộng khắp trên mọi phương diện. Khó có thể giải quyết được trong một đời người. Người viết rất hy vọng rằng cuốn sách này sẽ tiếp tục góp phần vào sự phát triển của nền văn minh chúng ta.
Xin chân thành cảm ơn quy1 bạn đọc quan tâm.

 

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.