II – Phú nhận văn hiến Việt – một âm mưu chính trị?
Tứ lâu, tôi đã xác định rằng: Nếu sự phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống Việt được xác định có một mục đích chính trị – thì tôi sẽ lập tức ngưng tất các hành vi minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng hiện nay nó đang mập mờ – không phải vì bản chất của nó theo cách hiểu của tôi – mà là giữa tính chính danh công khai, nhân danh khoa học và thực chất động cơ của nó. Tôi đã phân tích và cho thấy hoàn toàn không hề có dấu ấn khoa học thực sự trong sự phủ nhận những giá tri văn hóa sử truyền thống Việt. Thậm chí cái “cơ sở khoa học” tối thiểu cũng không có nốt. Vậy nó chỉ còn có một khả năng: “Thực chất đây là một âm mưu chính trị”. Và vấn đề cần thiết phải làm sáng tỏ là: Âm mưu chính trị đó xuất phát từ đâu? Nhằm mục đích gì?
Hiện tượng và vấn đề.
1/ Hiện tượng
Thực chất việc hoài nghi tính chính xác của cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt bắt đầu từ ngay tác giả của cuốn Đại Việt sử ký toàn thư – Sử gia Ngô Sĩ Liên – Ông ta đã tỏ ra hoài nghi tính huyễn hoặc của truyền thuyết và huyền thoại về thời Hùng Vương, khi ghi nhận những điều này trong cuốn chính sử nổi tiếng của Việt sử. Vào những năm 30 của thế kỷ trước, một vài nhà nghiên cứu lịch sử như Ngô Tất Tố, Đào Duy Anh cũng bày tỏ sự hoài nghi về cội nguồn Việt sử. Sau đó sử gia Trần Trọng Kim, đồng thời là Thủ tướng của chính phủ Bảo Đại, cũng đặt vấn đề này. Nhưng những ý kiến của họ không gây chú ý trong dư luận rộng rãi – vì nó chỉ dừng lại ở sự hoài nghi – và Việt sử 5000 năm văn hiến vẫn là một truyền thống nghiễm nhiên được công nhận trong văn hóa truyền thống Việt. Chính những giá trị văn hóa sử truyền thống đó là một trong những sức mạnh quan trọng của dân tộc Việt Nam vượt qua những thăng trầm của Việt sử.
Trong cuộc hội thảo về giáo sư Lương Kim Định gần đây, một tham luận đã xác định nhận xét của giáo sư Lương Kim Định – Đại ý – rằng:
“Một trong những sai lầm lớn nhất của những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa là không chú trọng đề cao cội nguồn văn hóa truyền thống Việt. Trong khi đó, những người cộng sản Việt Nam đã hết sức chú trọng điều này…”
Tất nhiên là trong “sức mạnh tổng hợp” tạo nên sự chiến thắng trong cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, có nguồn lực của “4000 năm cùng chúng ta ra trận” (Lời thơ của Tố Hữu) mà giáo sư linh mục Lương Kim Định cũng nhận thấy điều đó.
Điều này rất dễ hiểu với sự giải thích theo tính hợp lý của tri thức khoa học hiện đại. Bởi vì, bất cứ một chính thể nào trên thế giới này – độc tài, hay dân chủ…vv…- nhưng khi bảo vệ những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc đó thì nghiễm nhiên xác định tính chính thống trong sự kế thừa lịch sử dân tộc đó. Đương nhiên, chính thể đó được sự ủng hộ về mặt tinh thần dân tộc của dân tộc đó. Tất nhiên đó là một yếu tố cần, như con người phải có oxy để thở vậy và không phải yếu tố duy nhất bảo đảm sự tồn tại cho thể chế đó.
Tất nhiên, những lãnh tụ tài ba khai sinh ra những thể chế chính trị, đều lấy sự bảo vệ văn hóa sử truyền thống của dân tộc, thể hiện cho tính chính thống của thể chế.
Ngay sau ngày tuyên ngôn Độc lập mùng 2. 9. 1945, thì vào ngày mùng 3. 9. 1945, Ngài Hồ Chí Minh đã lập tức yêu cầu vị phó Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Công Hòa – Ngài Huỳnh Thúc Kháng – lên đền Hùng Phú Thọ, dâng lên anh linh tổ tiên một tấm bản đồ, một thanh gươm và chiếc ấn với lời nguyện quyết tâm bảo vệ non sông mà tổ tiên để lại. Có ý kiến vu vơ cho rằng đây là câu chuyện không có thật, mà chỉ là sự tuyên truyền. Nhưng chí ít thì hành vi tuyên truyền nhằm xác định quyết tâm bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống Việt. Cá nhân tôi xác định trên đền Hùng còn giữ lại thanh gươm và chiếc ấn cổ.
Còn nữa, vào năm 1954, cũng tại đền Hùng, Ngài Hồ Chí Minh, một lần nữa xác định: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Có thể nói rằng: Không chỉ ở Việt Nam, mà tất cả các thể chế muốn xác định tính chính thống vì kế thừa lịch sử văn hóa dân tộc thì đều bắt đầu bằng việc bảo vệ truyền thống văn hóa sử đó với bất cứ giá nào. Đó là lý do mà một giáo sư Nhật Bản đã lập tức bị cách chức khi bày đặt nhân danh khoa học , hoài nghi cội nguồn dân tộc Nhật, không phải từ Thái dương Thần nữ. Tất nhiên , nền khoa học kỹ thuật Nhật Bản đã chứng minh rằng: Họ không phải dân tộc “mê tín dị đoan” và “không có cơ sở khoa học”.
Sinh thời ngài Thủ Tướng Phạm Văn Đồng hết sức chú trọng việc minh chứng cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Một số tiền khổng lồ vào thời điểm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 được huy động để tìm bằng được những bằng chứng khoa học xác định cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, trên cơ sở nền tảng tri thức khoa học hồi bấy giờ – vốn coi di vật khảo cổ như là yếu tố quan trọng hàng đầu.
2/ Vấn đề.
Cũng vào thời điểm này, những thế lực quốc tế chống lại khối Xô Viết mà Việt Nam Dân chủ Công Hòa là một nước liên minh – tất nhiên cũng nhận thức được một yếu tố quan trọng trong “sức mạnh tổng hợp” của người Việt chính là văn hóa sử truyền thống của họ và đó là điều mà thể chế này được nhân dân ủng hộ, bởi tính chính thống qua việc thể hiện sự bảo vệ những giá trị văn hóa sử truyền thống.Và tất nhiên, những thế lực chính trị quốc tế cũng nhận thấy ngay rằng: Cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt hết sức mơ hồ.
Bởi vậy, cũng ngay thời điểm quyết tâm của những nhà lãnh đạo Việt tìm về cội nguồn dân tộc thì những ý kiến phủ nhận văn hóa sử Việt cũng đã xuất hiện. Những cuộc hội thảo về cội nguồn dân tộc Việt có những bài tham luận không phù hợp với ý chỉ của những nhà lãnh đạo nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thậm chí trong một tập kỷ yếu có tựa “Hùng Vương dựng nước” xuất bản vào đầu những năm 70, những bài tham luận không có phần kết luận và một bài nói của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng (Tôi không nhớ chính xác, nhưng là một vị yếu nhân; hoặc là ngài Trường Chinh) cho rằng một số nhà nghiên cứu đã kết luận vội vã.
Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai nhóm những nhà khoa học lịch sử – một bên quyết tâm bảo vệ những giá trị văn hóa sử truyền thống, được sự ủng hộ của chính quyền với một bên nhân danh khoa học phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống đã xảy ra.
Tất nhiên, khi đã được sự ủng hộ của chính quyền thì cơ quan An Ninh đã vào cuộc. Chuyện này chắc cũng không cần phải bàn. Nhưng để cho nó xác thực và sinh động hơn, tôi muốn kể một câu chuyện về một bác sĩ cũng ba hoa nhân danh khoa học, phản biện giá trị văn hóa sử truyền thống. Anh ta cũng bị cán bộ an ninh đến tận cơ quan và mời ra công viên làm việc. Nhưng anh ta khoe với tôi rằng: Trước những lập luận sắc bén và khoa học, tay cán bộ an ninh kia đã không làm gì được anh ta. Câu chuyện anh ta kể xảy ra vào khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ trước và tôi nghe anh ta kể lại vào cuối những năm 90. Đủ hiểu, những quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống cũng cam go như thế nào. Người kể câu chuyện này tất nhiên không biết rằng – tôi lại là người không thể đồng quan điểm với anh ta.
Vào cuối những năm 80, một sự cố xảy ra trong cuộc bầu cử lại lãnh đạo Viện Khảo cổ Việt Nam. Giáo sư Phạm Huy Thông bị một người cháu ruột gọi bằng cậu đâm chết với nguyên nhân vì tham 4 cây vàng. Một tài sản rất lớn thời bấy giờ. Người quan trọng thứ hai đứng sau ngài Phạm Huy Thông là trung tá tiến sĩ sử học Nguyễn Công Trung (Đã về hưu với hàm đại tá) thì bị một cô bồ nhí vác cái bụng bầu đến tận Viện Khảo cổ la hét ầm ĩ và xác định chưa có “cơ sở khoa học” – vì hồi đó chưa có xét nghiệm ADN – rằng: tác giả của cái bụng bầu đó chính là anh ta. Chưa hết, một cử nhân khoa lịch sử trong liên danh ứng cử với ngài Phạm Huy Thông, bị xe cán gẫy chân, nên không thể tiếp tục làm việc. Người còn lại, vốn là thư ký của ngài Phạm Huy Thông, tất nhiên chẳng có tư cách gì để ngồi vào cái ghế Viện Trưởng Viện Khảo cổ cả.
Tất cả những hiện tượng này chỉ xảy ra trong vòng hai tháng trước cuộc bầu cử lãnh đạo viện Khảo Cổ Việt Nam. Như vậy, những người kiên trì và cứng đầu trong việc bảo vệ văn hóa sử truyền thống Việt bị xóa sổ. Tất nhiên, hiện tượng là như vậy. Và người ta có thể giải thích rất có “cơ sở khoa học” rằng đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Giáo sư Hà Văn Tấn lên thay thế vị trí Viện Trưởng Viện khảo cổ. Ông Hà Văn Tấn là người chưa có phát biểu gì mạnh mẽ về quan điểm lịch sử cội nguồn dân tộc.
Anh Nguyễn Công Trung kể lại cho tôi câu chuyện buồn này, lúc bạn bè cũ gặp lại nhau ở văn miếu Quốc Tử Giám cách đây 6, 7 năm về trước, khi biết tôi đang cố gắng minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Anh ta khuyên tôi nên bảo trọng. Lúc đó tôi còn cãi lại anh ta và cho rằng: Đây là vấn để học thuật. Anh ta im lặng và chẳng nói gì, chỉ trả lời tôi với đôi mắt thật buồn. Nhưng đó là sự kiện khiến tôi phải xâu chuỗi lại tất cả các hiện tượng liên quan đến nó.
Hai năm sau sự kiện trên, khối Xô viết sụp đổ. Hiến Pháp năm 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, sửa lại Lời nói đầu, từ việc xác định hơn 4000 năm lịch sử thành “mấy ngàn năm lịch sử”. Nhưng đó là cơ hội để quan điểm nhân danh khoa học phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt lên ngôi. Bởi vì, với khái niệm “mấy ngàn năm”, rất mơ hồ đó – thì – nó mở đường cho tất cả các quan điểm lịch sử khác nhau, đều được thể hiện.
Nhưng đấy chỉ là lý thuyết. Thực tế không hề có tính khách quan khoa học được thể hiện qua sự thông tin một chiều ở tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế. Ngay trong cả sách giáo khoa dạy trong nhà trường, người ta cũng nghiễm nhiên giảng dạy về thời Hùng Vương chỉ là “một liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai và địa bàn hoạt động chỉ vỏn vẹn ở Đồng bằng Bắc Bộ” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Và – mặc dù đó mới chỉ là những luận điểm được coi là “khoa học” một cách rất mơ hồ – Nhưng những người phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống Việt, đã khẳng định những gì mà nền văn minh Việt có được là do “Ảnh hưởng văn hóa Hán”, hoặc “tiếp thu được từ văn hóa Hán”.
Trên BBC cách đây vài năm, đăng tải thông tin về một người đàn bà đang làm luận án tiến sĩ ở Hoa Kỳ, đã xác định nền văn hóa Việt hoàn toàn tiếp thu từ văn hóa Hán. Sự kiện trơ tráo của người đàn bà này bị các nhân sĩ trí thức ở chính Anh Quốc phản đối và đòi cách chức trưởng ban Việt ngữ của Đài BBC là tay Nguyễn Giang. Cuối cùng, người đàn bà tiến sĩ này một lần nữa thẳng thắn và cũng rất trơ tráo thừa nhận – đấy là những điều y thị học được từ nhà trường khi còn ở Việt Nam!
Tại sao lại có thể có hành vi trơ tráo vô liêm sỉ thế nhỉ? Chẳng ai tự nhiên xác định có “cơ sở khoa học” rằng bố mẹ họ toàn là những người sâu răng, hôi nách cả. Tất nhiên, về cá nhân thì cũng thiếu gì loại người như vậy trên thế gian. Thí dụ như những kẻ đâm cha, giết mẹ đầy trên các trang thông tin mạng. Nhưng BBC sao lại cần thiết đăng một tin lãng nhách như vậy? Không lẽ một hệ thống như BBC của một nước tiên tiến như Anh Quốc lại không có khả năng thẩm định một nhận xét nhân danh khoa học của người đàn bà trơ tráo kia – để rồi sau đó chính người đó – tiến sĩ khoa học ở Hoa Kỳ – lại xác định họ không có chính kiến khoa học về câu nói của họ và đó chỉ là điều được học trong nhà trường? Xin lưu ý rằng: Chưa một đài truyên thông quốc tế nào chính thức đăng tin giới thiệu về những công trình minh chứng cội nguồn Việt sử – kể cả của những học giả có uy tín quốc tế. Nhưng sự hỗ trợ cho quan điểm phủ nhận văn hiến Việt thì đầy. Tôi sẽ bổ sung sau.
Điều giải thích hợp lý nhất vẫn là: Sự phối hợp của một âm mưu quốc tế, nhằm triệt tiêu một sức mạnh cần yếu của dân tộc Việt Nam, trong sức mạnh tổng hợp của họ trước những sự xâm lăng dưới mọi hình thức của ngoại bang. Và điều quan trọng hơn cả vẫn là: Thủ tiêu tính chính thống của thể chế cầm quyền. Khi mà chính từ trong nội bộ của thể chế đó, phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc. Và đây chính là điều mà Liên minh chống khối Xô viết – mà Việt Nam là một thành viên – đã thực hiện.
Cần phải xác định ngay rằng: Đây chính là mục đích của âm mưu chính trị quốc tế, trong việc phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống Việt, khi nó không thể giải thích được bằng những yếu tố khách quan khoa học ở mọi góc độ nhân danh khoa học?!
3/ Cội nguồn của âm mưu.
Có nhiều quốc gia, mà những nhà nghiên cứu văn hóa sử không hề thấy đả động gì đến cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt. Thí dụ như Nga – tất nhiên rồi – Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…. Nếu có thì chỉ là những công trình khoa học mang tính trích dẫn. Nhưng ngược lại, cái gọi là “cộng đồng khoa học quốc tế”, ủng hộ quan điểm phủ nhận gía trị văn hóa sử truyền thống Việt lại xuất hiện ở Pháp, Anh Quốc và Hoa Kỳ. Đây là hai đồng minh truyền thống quan trong nhất của Hoa Kỳ. Nước Pháp thì gắn huân chương và phong hàm cho không ít những người có quan điểm phủ nhận gía trị văn hóa sử truyền thống Việt. Nước Anh thì tuyên truyền một cách tích cực những quan điểm này của các nhà gọi là “khoa học” trong nước, qua hãng truyền thông quốc tế BBC – tất nhiên không phải chỉ một vụ của người đàn bà Đỗ Ngọc Bich. Còn nước Mỹ thì đóng góp duy nhất một nhà sử học tưng tửng là GS Keith W. Taylor. Tất nhiên , cội nguồn sự việc xảy ra từ năm 1971 – Cụ thể là sau độ nhậu rượu Mao Đài với lưỡi chim sẻ ở Tử Cấm thành – khi các thế lực quốc tế còn đang xúm vào chống lại một lực lượng đối lập là khối Xô Viết, mà Việt Nam là một thành viên – và ảnh hưởng của nó còn đến ngày hôm nay.
Đó chính là nguyên nhân để không có cửa cho những tiếng nói ngay của cả những học giả uy tín quốc tế, được xen vào những phương tiện truyền thống đại chúng ở những nước nổi tiếng tự do, nhân quyền, dân chủ…vv…Nhưng nó lại thừa chỗ cho những ý kiến ngớ ngẩn như con mẹ Đỗ Ngọc Bích trên BBC.
Trong cái liên minh chính trị chống lại khối Xô Viết, dung chứa “Cộng đồng khoa học thế giới” thống nhất quan điểm phủ nhận văn hóa truyền thông Việt ấy thì kẻ có lợi nhất chính là Trung Quốc, trong tham vọng bành trướng của họ. Họ có lợi thế hơn cả, bởi những thế lực ủng hộ ngoài biên giới. Tất nhiên là cả ở Việt Nam và là nước có biên giới sát Việt Nam.
Tuy nhiên đó là chuyện trước đây. Còn bây giờ thì chính cái liên minh chính trị chống lại khối Xô Viết đó, đang chuẩn bị quay lại thanh lý tài sản là phần còn lại của thế giới. Người Trung Quốc muốn xí phần cái Biển Đông, khi Trung Đông nhiều dầu mỏ thuộc về Hoa Kỳ. Họ đã lập luận rằng nó là của họ từ hàng ngàn năm trước và đất Việt hiện nay trước đây vốn là thuộc quốc của họ. Đáng nhẽ ra, người Trung Quốc sẽ không có cơ sở lịch sử đó, nếu như không có sự hỗ trợ của quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt. Hay nói một cách khác: Họ sẽ hoàn toàn không có một cơ sở lịch sử nào, nếu chân lý khách quan khoa học về cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến được sáng tỏ. Cho nên, người Việt Nam hiện nay, không chỉ đối phó trước mắt là bằng đối thoại với những chứng lý pháp lý; mà còn phải đối phó với cả việc minh chứng chủ quyền biển đảo với cả chứng lý lịch sử. Họ có thể rất dũng cảm, nhưng không thể một mình chống lại một siêu cường thứ 2 trên thế giới, xét về mặt quân sự với một sức mạnh tinh thần đã bị kiệt quệ, chính vì sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt ngay trong nội bộ, nên đã xói mòn tính chính thống của thể chế cầm quyền. Mặc dù, đây là thể chế duy nhất hiện nay có thể đương đầu với những thế lực xâm lược.
Thiên Sứ tôi không dây dưa đến chính trị – còn suy luận tôi có hoạt đông chính trị hay không và áp đặt điều đó để gây sức ép lên tôi lại là chuyện khác – Cho nên, tôi không quan tâm đến các thế lực chính trị. Nhưng chẳng phải ngẫu nhiên, tôi xác định rằng: Cá nhân tôi – ủng hộ bất cứ ai bảo vệ những gia trị văn hóa sử truyền thống Việt. Vì điều đó, bản chất của nó xác định tính chính thống của một thể chế chính trị. Và điều này không giới hạn ở một quốc gia. mà là cả những thế lực đang cạnh tranh trên thế giới. Tôi muốn nói thêm một điều – có thể coi như một lời tiên tri rằng:
Bất cứ quốc gia nào thống trị thế giới sau này, đều buộc phải vinh danh những giá trị văn hiến Việt, như là một điều kiện tiên quyết hình thành đế chế.
Tôi không có tư cách gì để áp đặt quyền lực chính trị nhằm xác định Việt sử 5000 năm văn hiến. Tất nhiên, vì tôi chỉ là phó thường dân dự khuyết hạng II Nam bộ, thậm chí chẳng có bằng cấp gì cả. Về mặt pháp lý, nếu không lấy được giấy chứng nhận các học phần ở Đại Học Văn Khoa thì tôi chỉ có cái bằng …lớp 4/ 10. Hì. Như vậy, ngay cả quyền lực học thuật tôi cũng không có nốt.
Bởi vậy, nếu thực sự sòng phẳng về học thuật và làm sáng tỏ chân lý, tôi chỉ có thể chứng minh chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến trong những cuộc hội thảo khoa học sòng phẳng, minh bạch và công khai, trước nhưng tinh hoa của “hầu hết các nhà khoa học trong nước” và “cộng đồng khoa học quốc tế”. Và nếu như cái thế giới này thực sự đang tiến hóa đến chân lý với những tổ chức chính trị trong sạch thì nó phải ủng hộ chân lý. Chí ít nó phải ủng hộ sự minh bạch mà nó nhân danh. Và nó phải thể hiện tính chính thống của tổ chức chính trị bằng cách bảo vệ những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc đang nằm dưới sự cầm quyền của họ.
(Còn tiếp)