ANH CHỊ EM CÁC LỚP LẠC VIỆT THÂN MẾN.

ANH CHỊ EM CÁC LỚP LẠC VIỆT THÂN MẾN.

Cổ thư viết :

Thiên Tử trọng hiền hào,

Văn chương giáo nhĩ tào;

Vạn ban giai hạ phẩm,

Duy hữu độc thư cao.

Qua bài thơ này cho thấy, ngày xưa các triều đại phong kiến cổ Việt Văn Lang (*) đã tôn trọng đề cao sự đọc sách để trau dồi trí huệ như thế nào.

Chú thích: Sở dĩ tôi xác định bào thơ này trong sách Tứ thư Ngũ Kinh của Nho giáo – Khổng Tử (khoảng 500 Tr CN), là thuộc về nước cổ Việt Văn Lang. Bởi vì, khái niệm Thiên tử (con trời) xuất hiện rất muộn trong lịch sử văn minh Hán. Đến đời nhà Tần 200 năm TCN thống nhất Trung Quốc , cũng chỉ nhận là Tần Thủy Hoàng Đế, các vị vua kế tiếp cũng chỉ là Tần Nhị Thế; Tần Tam Thế….Cho đến đầu đời Đông Hán , vua cũng không nhận mình là “Thiên Tử”. Cho đến khi Trần Bình Tả Thừa tướng thời Đông Hán chấn chỉnh nghi lễ triều chính, mới có danh xưng gọi vua là Thiên Tử. Cho nên, tôi xác định rằng khái niệm Thiên Tử xuất hiện 500 năm TCN và được gán cho Khổng Tử là điều vô lý, đây là một sản phẩm của nên văn minh Lạc Việt, bị gán cho Khổng Tử sau thời gian Bắc thuộc 1000 năm và bị Hán hóa . Tôi đã chứng minh điều này trong những cuốn sách đã xuất bản : “Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương” Nxb Hồng Đức -2019; “ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” Nxb Hồng Đức – 2020 , trong đó Kinh Dịch thuộc về Việt tộc. Cho nên bài thơ này không thể thuộc về Khổng Tử trước tác . Có điều kiện tôi sẽ phân tích rõ hơn điều này.

Nhưng đời người chúng ta chỉ có 100 năm  và cũng còn là một con số lý tưởng. Cho nên dù cả một đời học, cũng không thể tiếp thu được hết kho tàng kiến thức của nhân loại. Nó tương tự như một người nào đó, tin vào một thứ tôn giáo nào đó. Và đến lúc chết – Tử Vì Đạo . Họ vẫn tin vào hệ thống giáo lý của họ. Lịch sử đã cho thấy rằng:

Hầu hết cả các tôn giáo đều có những Thánh Tử Đạo, và các tôn giáo đó chống lại nhau, giết người để bảo vệ điều mà họ cho là chân lý.

Nhưng anh chị em  đều biết rằng: Chân Lý chi có một. Làm gì có nhiều Thượng Đế như vậy trong vũ trụ này? Đây chính là nguyên nhân, để ngài Einstein xác định:

“Trong tương lai nhân loại, sẽ không có một Thượng Đế của mỗi cá nhân”.

Trong lớp Mai Hoa Việt Dịch, tôi đã chứng minh ngài Einstein hoàn toàn đúng, Với điều kiện Xác định : Thái Cực phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, chính là sự Tuyệt đối, là Thượng Đế. Và nói theo ngôn ngữ khoa học của vế thứ hai của Nghịch lý Toán học Cantor, là:

“Tập hợp lớn nhất, bao trùm mọi tập hợp và không một tập hợp nào lớn hơn nó”…

Nhưng, điều này chi được xác định với điều kiện Nhân danh nền văn hiến Việt. Trước nền văn hiến Việt – được giới thiệu trên thế gian, không có hệ thống tri thức này. Nó là sự kiện nằm ngoài những vòng tròn giới hạn trí tuệ của con người Theo Định Luật Bất Toàn của Godel.

Định luật Bất toàn của Godel, tương ứng với vế thứ nhất của Nghịch lý Cantor phát biểu rằng:

“Mọi tập hợp đều là phần tử của một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó”

Và nội dung của Định luật Bất Toàn và vế thứ nhất của Nghịch Lý Cantor, tương đồng với một nhận định cổ xưa, đã xác định rằng:

“Không thể nói chuyện trên trời với một con cá; không thể nói chuyện dưới nước với một con chim”.

Trời và nước là vòng tròn giới hạn tri thức của loài chim và cá. Nhưng con người có thể lên trời và xuống nước thì cái vòng tròn giới hạn trí tuệ, thể hiện ở chỗ nào ?

Đó chính là sự giới hạn cùa quá trình tiến hóa của nhận thức. Trong lịch sử tiến hóa đó, con người lần lượt bước qua các giới hạn của những vòng tròn trí tuệ ràng buộc họ, để vào một vòng tròn khác lớn hơn. Vào thế kỷ XVIII, thời của Hoàng Đế vĩ đại của nước Pháp – Napoleon Bonapar – không thể tin rằng: Một con tàu bằng sắt có thể nối trên mặt nước.

Hay mô tả bằng một cách khác : Cái cõi của con chim không thể hiểu được cõi của con cá. Hệ thống trí thức bị giới hạn trong một vòng tròn Godel thì cũng không thể tin được những cái gì thuộc về tương lai của sự tiến hóa. Cho nên, không phải ngẫu nhiên, ngài Enistein và SW Hawking xác định rằng:

Một Lý thuyết thống nhất phải hàm chứa Lý thuyết Bất Định.

Tôi hoàn toàn ủng hộ nhận định của hai ngài Enistein và SW Hawking về quan điểm này. Nhưng riêng cá nhân tôi nhận xét cho rằng:

Định luật bất toàn của ngài Godel, hoàn toàn tương đồng với vế thứ nhất của Nghịch Lý Toán học Cantor. Nhưng sự mô tả bản chất của vấn đề mang tính tương đồng này, thì nghịch Lý Toán học Cantor chính xác và đây đủ hơn.

Tôi đặt những vấn đề này, để muốn nói với anh chị em các khóa Lạc Việt rằng:

Chúng ta đang sống trong Không/ Thời gian của một vòng tròn giới hạn trí tuệ. Hay nói theo cách cổ điển: Chúng ta đang ở một cõi riêng của chúng ta. Cõi riêng hiện nay của chúng ta, là vòng tròn lớn nhất, bao trùm lên những vòng tròn hiểu biết của nhân loại trong quá khứ của lịch sử tiên hóa, nói theo cách nói của Godel. Nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay, là tập hợp lớn nhất, những hiểu biết của con người trong quá khứ, nói theo cách nói của Nghịch lý Toán học Cantor.

Nhưng những hệ thống tri thức mà tôi diễn đạt và trình bày với anh chị em trong các khóa Lạc Việt, lại là thuộc về hệ thống tri thức của một vòng tròn lơn nhất, mà không thể có một vòng tròn nào bao trùm lên nó. Nó là một hệ thống tri thức, thuộc về một cõi khác., mà tôi gọi là “văn minh Atlantic” Đây là dỉnh cao huy hoàng mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ. Tôi đã chứng minh điều này qua cuốn sách “Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương”, “ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” và đặc biệt rõ rang trong khóa Mai Hoa Việt Dịch I,II. Nếu ace chưa công nhận thì hãy coi đây là một Tiền đề. Tiền đề này xác định rằng:

Thuyết ADNh & Kinh Dịch là phát minh của nền văn minh Atlantic. Nền văn minh này đã bị hủy diệt và dân tộc Việt – với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử – chính là một trong những dân tộc còn sống sót, đã giữ lại những giá trị tri thức của học thuyết này. Nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử từ 2300 năm trước. Di sản của nền văn hiến Việt đã bị Hán hóa, một cách rời rạch, thất truyền và sai lệch. Thực chất, chúng chỉ còn lại những phương pháp ứng dụng không hoàn chỉnh.

Đây là nguyên nhân, để chính người Hán – tự nhận là chủ nhân của học thuyết này. Nhưng chưa một học giả tinh hoa nào trong suốt quá trình lịch sử của văn minh Hán và cả của nền văn minh hiện đại trải gần 2300 năm- tính từ hi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ bên bờ Nam sông Dương Tử, có thể giải thích được bản chất đích thực của thuyết ADNh & Kinh Dịch. Dù chỉ là nội hàm của các khái niệm.

Do đó, tôi hy vọng và cũng mong ace hiểu rằng:

Chúng ta đang tiếp thu nền tảng trí tuệ của một nền văn minh ở một cõi khác, không thuộc nền văn minh của chúng ta. Hay nói rõ hơn thì tất cả trí tuệ thuộc nền tảng văn mình hiện nay chỉ là một phần tử nằm trong tập hợp của nền tảng trí tuệ văn minh Atlantic và chúng ta chưa thoát ra được vòng tròn giới hạn sự hiểu biết của nền văn minh chúng ta. Bởi vậy chúng ta không dễ dnagf tiếp thu và thẩm định được tính chân lý của một hệ trí thức vượt trội thuộc về nền văn minh Atlantic. Cho nên anh chị em hãy tiếp thu và tự thẩm định tính chân lý trong quá trình học tập những giá tri tri thức đích thực của nền văn minh Atlantic. Cho nên, trong các khóa Lạc Việt, tôi đều đã trình bày những tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng, bởi vì chúng ta đang tìm hiểu hệ bản chất của hệ thống lý thuyết và thẩm định tính chân lý của một hệ thống lý thuyết ADNh & Kinh Dịch với những thực tại mà lý thuyết đó phản ánh. Do đó, trong quá trình tiếp thu những kiến thức ko thuộc nền văn minh của chúng ta – tức từ một cõi khác – Anh chị em  hãy lấy tiêu chí khoa học để tự quán xét và thẩm định, không nên vội phản biện ngắt ngang những hệ thống tri thức, không thuộc về chúng ta và chưa hiểu gì về nó.

Tôi lấy một ví dụ thực tế để anh chị em chiêm nghiệm.
Khi tôi chính thức công bố mô hình “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”, vào năm 2001. Giới Lý học phản đối rầm rầm. Từ trong nước cho đến Hải ngoại,
Năm 2005, Tiến Sĩ Toán Việt kiều Áo Trần Quang Bình, thực hiện trên 4200 bài toán, chứng minh cấu trúc mô hình “Hậu Thiên Văn Vương” sai. Sau khi chứng minh Hậu Thiên Văn Vương sai bằng mô hình toán học, Tiến sĩ Trần Quang Bình đưa ra mô hình “Hậu Thiên Âu Lạc phối Hà Đồ”. Các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Quang Bình được phổ biến trên các tạp chí khoa học Tiếng Anh và tiếng Việt trong đó có cả tạp chí Talawa nổi tiếng thời bấy giờ. Cả làng Lý học thế giới ngơ ngác. Họ không có chuyên môn Toán học, nên không thể chỉ ra cái sai của Tiến Sĩ Trần Quang Bình.

Tuy không đủ trình độ Toán học để chỉ ra cái sai của Tiến sĩ Trần Quang Bình trong mô hình Hậu Thiên Âu Lạc phối Hà Đồ . Nên giới Lý học thế giới và Việt Nam đã chọn cách “thông minh”  là im lặng, nhưng đối với tôi công trình của Tiến sĩ Trần Quang Bình cũng phủ nhận mô hình “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư”, sự kiện này đã khiến cho giới Lý học và Khoa học lúng túng. Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Quang Bình là cái khiêng che chắn cho tôi, ít nhất nó đồng quan điểm với tôi là mô hình Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư đã sai, vấn đề tiếp tục đặt ra, nếu mô hình “Hậu Thiên Âu Lạc phối Hà Đồ” của Tiến Sĩ Trần Quang Bình đúng thì tôi sai. Vậy giữa tôi và TS Trần Quang Bình, ai đúng?
Tuy không có chuyên môn Toán học, nhưng bằng Tư Duy phân tích Tổng hợp trừu tượng, tôi biết cái sai của TS Trần Quang Bình ở đâu. Nhưng tôi im lặng. Bởi vì ít nhất có một nhà khoa học xác định: “Hậu Thiên Văn Vương” sai. Tạm thời hãy thế đã.

Cũng xấp xỉ năm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng cũng xác định “Hậu Thiên Văn Vương” sai. Và ông đưa ra mô hình “Trung Thiên Bát quái đồ”, thay thế cho mô hình Hậu Thiên Văn Vương. Công trình của nhà nghiên  cứu Nguyễn Thiếu Dũng được đưa lên báo Thanh Niên, gây chấn động dư luận giới Lý học và cả triết học Sử Đông phương.
Tất nhiên, nếu mô hình “Trung Thiên Bát Quái đồ” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng đúng thì tôi sai và TS Trần Quang Bình cũng sai.

Như vậy, có thêm một nhà nghiên cứu xác định: “Hậu Thiên Văn Vương” sai. Và cái quan trọng là nó được một tờ báo chính thống có tên tuổi là Thanh Niên đăng tải nhiều kỳ một cách rất rầm rộ. Như vậy, ít nhất không phải chỉ mình tôi xác định Hậu Thiên Văn vương sai. Mặc dù chưa thể công nhận “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” của tôi đúng. Hiện tượng mô hình “Trung Thiên Bát quái đồ” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng công bố coi như một tấm áo giáp che chở cho tôi. Cho nên, tôi cũng không vội phản biện chỉ ra cái sai của ông.

Đến khoảng năm 2015/ 2016 Tiến Sĩ Hà Hưng Quốc ở Hoa Kỳ công bố mô hình Hậu Thiên Văn Lang phối Hà Đồ.
Lại một lần nữa tất nhiên, nếu mô hình “Hậu Thiên Văn Lang” đúng thì tôi sai. Như vậy, lại có thêm một nhà khoa học với học vị Tiến sĩ, hẳn ở Hoa Kỳ xác định: Hậu Thiên Văn Vương sai. Tiến sĩ Hà Hưng Quốc công bố công trình của mình trong hai tập sách dày khoảng 1000 trang . Chủ yếu nội dung hai cuốn sách này là chỉ trích tôi . Nhưng tôi không quan tâm những lời chỉ trích này. Mặc dù hai cuốn sách của ông không được sự quan tâm lắm của giới Lý học và khoa học nhưng chí ít, nó cũng xác định Hậu thiên Văn Vương sai. Tạm thời hãy thế đã.

Chưa hết,đến năm 2017/ 2018, một Việt kiều Pháp công bố công trình mô hình Hậu Thiên, tôi quên mất tên. Tạm đặt là “Hậu Thiên Giao Chỉ phối Lạc Thư”. Mô hình này công bố công khai tại nhà văn hóa Pháp ở Hanoi. Sau đó được in thành sách tiếng Việt.
Tất nhiên, lại một lần nữa, nếu mô hình “Hậu Thiên Giao Chỉ” đúng thì tôi sai. Nhưng tôi im lặng. Bởi vì ít nhất có thêm một nhà nghiên cứu nữa hẳn ở Pháp, xác định: Hậu Thiên Văn Vương sai.Tạm thời hãy thế đã.
Đến đây, anh chị em cũng thấy: Có đến 4 mô hình Hậu Thiên phi “Văn Vương” và phủ nhận “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư”, nếu tính cả tôi nữa là 5. Sự kiện kéo dài 20 năm , làm chấn động giới Lý học và các nhà nghiên cứu văn minh cổ Đông phương trên thế giới. Tất nhiên, giới Triết học Sử và Lý họcTrung Quốc không thể không biết. Không lẽ, một siêu cường chiếm 1/ 4 dân số thế giới, mà các học giả Trung Quốc không đủ khả năng để phản biện hay sao?
Anh chị em hãy đọc bài này, để thấy ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu chứng minh Hậu Thiên Văn Vương sai, đã phổ biến mang tính quốc tế như thế nào?

Nhưng rất rõ ràng các học giả Trung Quốc đã im lặng trên thực tế hoặc là nhưng phản ứng yếu ớt không đủ để dư luận quan tâm, sự kiện này đã đặt ra một vấn đề như sau Họ gần như không phản ứng. Không chỉ giới hạn ở đấy. Có thể nói, các học giả quốc tế ngoài Trung Quốc, cũng gần như không có ai lên tiếng. Vấn đề được đặt ra:
Đây là một vấn đề lớn, không dễ gì phản bác. Bởi vì, như tôi đã nói: thực tế đây là kiến thức của một nền văn minh khác, cho dù cả thế giới không công nhận điều này vì nó nằm ngoài nền tảng tri thức của cái vòng tròn giới hạn của nền văn minh chúng ta. Những di sản còn lại liên quan đến thuyết ADNh &Kinh dịch chỉ là những mảnh ghép rời rạc và có những sai lệnh cục bộ ngoài ra là những phương pháp ứng dụng hệ quả của thuyết ADNh & Kinh Dịch : Địa lý phong thủy, Tử Vi, Bốc Dịch, Đông y, các môn dự báo liên quan đến ….: Kì môn, Thái Ất…cũng chỉ là những di sản rời rạc có tính ứng dụng và không có tính hệ thống. Nó không phải là cơ sở tri thức của nền văn minh đã tạo ra các phương pháp ứng dụng này.
Chúng ta có thể ví dụ:  Một bà ve chai trúng mánh, vẫn có thể sở hữu một công cụ ứng dụng tiên tiến nhất của nền văn minh hiện nay, là cái điện thoại thông minh đời mới. Nhưng điều đó không có nghĩa bà ve chai này, hiểu biết bản chất nền tảng tri thức của nền văn minh để tạo ra cái DT thông minh này. Từ đó, anh chị em sẽ dễ dàng suy ra: các thày bói đầu đình xó chợ, các thày Địa Lý, Tử Vi…tự nhận mình là cao thủ cũng chỉ là những người sử dụng công cụ. Và điều đó không có nghĩa rằng: Họ biết sử dụng công cụ là những phương pháp ứng dụng, thì có nghĩa là họ hiểu biết bản chất của nền tảng trí thức đã tạo ra nó. Sai;

Tất cả các loại thầy bà có thể rất giỏi trong chuyên môn của mình. Nhưng cũng chỉ như bà ve chai, cho đến Viện Sĩ Viện Hàn lâm dùng DT Thông minh thôi.

Đây chính là một trong những yếu tố quan trong, để nền văn minh Đông phương cổ huyền bí đến tận ngày hôm nay. Vấn đề tiếp tục được đặt ra:
Trong 5 Hậu Thiên phi văn Vương mà tôi đã trình bày ở trên căn cứ vào đâu, để xác định đúng sai? (trừ Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ của tôi thì mọi người xúm vào chê bai cứ như đúng rồi)
Xin lỗi, cái nền tảng tri thức của nền văn minh này, đang bị  giới hạn trong trong vòng tròn Kim Cô của Godel, nên nó chưa đủ trình độ để xác định Hậu Thiên nào đúng nào đúng.

Và tôi đã im lặng trong suốt thời gian các nhà nghiên cứu cả Khoa học lẫn Lý học đưa ra các mô hình Hậu Thiên mà tôi đã trình bày ở trên như một hướng dẫn dư luận khách quan, để họ cảm nhận được rằng “ Hậu Thiên VĂn Vương phối Lạc Thư” sai là hoàn toàn có thể có nguyên nhân của nó. Cho đến năm ngoái, nhân tiện một học viên trong lớp – nick “Tâm An” –  ảo tưởng  có thể chứng minh dễ ợt, khi đưa ra mô hình Hậu Tiên của anh ấy và xác định với tôi, là Anh ta cũng muốn đi tím chân lý. Tôi rất hoan nghênh tất cả nhửng ý tưởng đi tìm chân lý, nhưng đã theo học tôi, thì tất cả những ý tưởng gọi là đi tìm chân lý, mà đưa ra một mô hình khác với “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” Chứng tỏ rằng: Không hề hiểu biết bản chất của vấn đề thế thì theo học làm gì? Vừa tốn cơm, vừa tốn sức của tôi và tốn tiền các học viên. Tôi đã yêu cầu anh ta công khai mô hình này trên Fb của anh ấy. Nếu đã tự tin mô hình Hậu Thiên của anh ta đi tìm chân lý, thì phải công khai chứ nhỉ? Nếu chỉ công bố riêng trong lớp có mục đích gì? Phải chăng anh muốn gây hoang mang cho các học viên chưa hiểu biết và mang tính chất phá hoại.

Tôi khẳng định: Nếu anh ta không dám công khai, tôi dẹp luôn khóa DLLV và đuổi anh ra khỏi lớp. Tất nhiên vì tính chính danh của anh đi tìm chân lý, nên anh ta đã công khai mô hình Hậu Thiên của anh ấy, theo đề nghị của tôi.

Tôi cũng nói thẳng luôn:  với tôi tất cả các sáng tạo đi tìm chân lý của các kiểu “Hậu Thiên Văn Vương” đã trình bày ở trên đều sai! Và thời hạn im lặng của tôi đã hết hạn sử dụng! Tôi đã cho đi hết các thể loại Hậu Thiên với một luận cứ không thể ngắn gọn hơn. Đó là:
Một mô hình biểu kiến mô tả một hệ thống lý thuyết, được coi là đúng – trong trường hợp đối với mô hình Bát quái Hậu Thiên – thì nó phải tiếp tục giải thích tất cả những vấn đề liên quan đến nó thuoojcb pham trù của thuyết ADNh & Kinh Dịch như Địa Lý Lạc Việt, Tử Vi, bốc dịch, Lạc thư, Hoa giáp….

Đây chính sự phù hợp với tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm sđịnh một lý thuyết khoa học được cho là đúng, phát biểu như sau :

Một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học được ho là đúng, nó phải giải thích một cahs hợp lý hầu hết các vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, hoàn chỉnh; có tính quy luật, tính khách quan , tính quy luật và khả năng tiên tri”.

Chỉ có Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ , nguyên lý căn đề của mọi phương pháp ứng dụng thuộc di sản văn minh Đông Phương- nhân danh nền Văn hiến Việt  một thời huy hoàng bên bờ Nam song Dương Tử – thỏa mãn tiêu chí khoa học nói trên. Bởi vì nó đã giải thích một cách hợp lý tất cả những vấn đề liên quan đến nó, mà tôi đã trình bày trong các khóa học Lạc Việt và các công trình đã nghiên cứu.

Tính chân lý của mô hình Hậu thiện Lạc Việt phối Hà Đồ không chỉ dừng lại ở đây, mà nó còn đủ tư cách phục hồi toàn bộ những tri thức nền tảng của thueeys ADNh & Kinh Dịch mà còn giải thích toàn bộ lịch sử vũ trụ từ giây 0 cho đến mọi vấn đề liên quan đến nó.

Nếu không có một chân lý đứng đằng sau thì không thể có một sự giải thcihs toàn diện như vậy .

Giáo sư Hoàng Phương cho rằng kết cấu đồ hình Hậu Thiên Văn Vương có tính khoa học. Giáo sư đã viết trong tác phẩm Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai (Nxb Giáo dục Hà Nội 1996, trang 334) như sau:

VỊ TRÍ CÁC – QUẺ TRONG BÁT QUÁI ĐỒ

Thông thường một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Văn Vương lại sử dụng một Bát quái đồ – gọi là Hậu Thiên Bát quái đồ – không được hoàn toàn đối xứng như Tiên Thiên Bát quái đồ của Phục Hy?

Chúng ta cần nhớ rằng nhân thể chúng ta không đối xứng, chẳng hạn là quả tim không nằm ngay chính giữa cơ thể! Thực tiễn sinh học và xã hội không bao giờ đối xứng hoàn toàn cả! Theo ý chúng tôi, Văn Vương có lý khi gạt bỏ tính đối xứng hoàn toàn của Bát quái đồ Phục Hy.

Đến trang 371 (sách đã dẫn), giáo sư Hoàng Phương tiếp tục giải thích và chứng minh vị trí các quẻ trong Bát quái, bằng phương pháp Toán học – vốn là chuyên môn của giáo sư – như sau:

VỊ TRÍ CÁC QUẺ TRONG BÁT QUÁI

Vị trí các quẻ trong Bát quái đồ Phục Hy là khá đơn giản, do sơ đồ này mang tính đối xứng rất cao. Nhưng tình hình lại khác khi nói đến Bát quái đồ Văn Vương, do tính đối xứng thấp hơn. Nhưng muốn chứng minh tính hợp lý của Bát quái đồ này, ngay khi tính đối xứng không còn cao nữa, cần dựa vào các định nghĩa sau:

A– HÀO SỐ VÀ QUẺ SỐ

Như chúng ta biết, mỗi quẻ trong Bát quái đồ Văn Vương có 3 hào, các hào có thể tính theo thứ tự dưới lên trên, hào dưới cùng gọi là hào 1…, hào trên cùng gọi là hào 3.

  1. Hào số

Cái gọi là hào số định nghĩa như sau:

  • Hào Âm thứ nhất (nếu có) có hào số bằng 1,
  • Hào Âm thứ hai (nếu có) có hào số bằng 2,
  • Hào Âm thứ ba (nếu có) có hào số bằng 4,
  • Tất cả các hào Dương đều không có hào số.

Có thể vẫn định nghĩa như trên, nhưng hoán vị hào Âm và hào Dương với nhau. Về sau này, ta theo định nghĩa thứ nhất, những kết quả thu được với định nghĩa thứ hai được ghi trong dấu ngoặc.

  1. Quẻ số

Tổng tất cả các hào số cộng với 1 (do trong Triết cổ Đông phương không có số 0) trong một Quẻ gọi là Quẻ số của Quẻ đó. Với các định nghĩa trên ta thu được bảng sau:

Bảng 51a. BẢNG CÁC QUẺ SỐ VÀ “HỌ NỘI”, HỌ NGOẠI TRONG ĐỘN GIÁP

Bây giờ ta chú ý rằng:

  • Các quẻ Đoài, Kiền và Khảm là tương ứng với Kim và Thủy, tức là có Âm tính theo cấu trúc Tứ Tượng.
  • Các quẻ Chấn, Tốn và Ly là tương ứng với Mộc và Hỏa, tức là số Dương tính theo cấu trúc Tứ Tượng,
  • Các quẻ Khôn và Cấn là tương ứng với Thổ, Trung tính.

Nếu ta cộng quẻ số tất cả các quẻ cùng tính (Âm, Dương và Trung) thì sẽ thấy rằng tổng các quẻ số trong mỗi loại đều bằng nhau và bằng 12 (Hình 114).

Như vậy, đã có một lý do về trình tự các quẻ của Bát quái đồ Văn Vương khi kết hợp với tính Âm, Dương và Trung. (Trong hình 114, các số trong dấu ngoặc là tương ứng với cách tính quẻ số dựa vào hào Dương).

Bây giờ chúng ta chuyển sang một lý do khác.

Trong kinh Dịch, có sự phân loại nam, nữ như sau (Bảng 47):

 

 

 

 

  • TỐN: THIẾU NỮ, LY: TRUNG NỮ, ĐOÀI: TRƯỞNG NỮ (HỌ NGOẠI),
  • CẤN: THIẾU NAM, KHẢM: TRUNG NAM, CHẤN: TRƯỞNG

NAM (HỌ NỘI).

Ta thêm vào sự phân loại trên:

  • KIỀN XEM LÀ CHA (CHA TRỜI), (CHỦ HỌ NỘI),
  • KHÔN XEM LÀ MẸ (MẸ ĐẤT), (CHỦ HỌ NGOẠI).

Như thế ta có hai cặp con Nội, Ngoại (sẽ được gặp lại trong học thuyết Thái Ất và trong kinh Dịch). Nếu cộng các quẻ số thuộc hai họ Nội, Ngoại thì chúng ta được hai số bằng nhau, bằng 18.

Đó là thêm một số lý do để hiểu tại sao Văn Vương lại chọn một cách bố trí các quẻ một cách “thiếu đối xứng” như thế!

Cần nhớ lại là quẻ Khảm có mã số bằng 1, để hình dung cho đầy đủ lý do tồn tại của Bát quái đồ Văn Vương.

 

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.