TẾT TRUNG THU BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU
– Vì sao Tết Trung Thu được VN gọi là Tết Trẻ em?
– Vì sao lại múa Lân là chính, không múa rồng?
– Vì sao lại có Ông Địa trước con Lân đang múa?
– Vì sao Tết Trung Thu và tất cả các loại Tết đều có nguồn gốc từ Việt sử, trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử?
THƯA QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN.
THẤY TRÊN CÁC BÁO MẠNG VÀ TRÊN MẠNG XÃ HỘI, CHÉM GIÓ VỀ NGUỒN GỐC TẾT TRUNG THU DỮ QÚA. Nhưng lại chẳng có bài nào thật sự thuyết phục. Thí dụ như bài của báo TN dưới đây.
Thưa quý vị và các bạn.
Đọc bài trên báo Thanh Niên theo đường linh như trên cho thấy tác giả bị “Ngộ độc xì dầu”. Cũng trên báo Thanh Niên, có đăng bài của Hoàng Triều Hải, xác định Tết Trung Thu của Việt Nam. Nhưng cũng không đủ sức thuyết phục. Ít nhất so với bài theo đường link nêu trên, xác định Tết Trung Thu của Tàu. Bởi vậy, nó có thể phản tác dụng.
Vậy bản chất Tết Trung Thu có nguồn gốc từ nền văn minh nào?
Trước hết, tôi bác bỏ luôn quan điểm cho rằng Tết Trung Thu là do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện, rồi ra lệnh treo đèn kỷ niệm, là nguồn gốc của Tết Trung Thu. Hoặc một truyền thuyết khác cho rằng Tết Trung Thu được tạo ra, vì nó là ngày sinh của Đường Minh Hoàng…vớ vẩn cả. Bởi vì:
1/ Phong tục Á Đông không có kỷ niệm này sinh nhật. Nếu vì là ngày sinh của Đường Minh Hoàng thì với hàng chục vua Đường sinh ngày nào thì đều…”tết” cả hay sao? Chưa nói đến tự dưng Đường Minh Hoàng dở chứng theo Tây, kỷ niệm sinh nhật? Hơ.
2/ Việc Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện chỉ là một truyền thuyết không có “cơ sở khoa học”, vì không thể kiểm chứng được. Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:
“Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, thì mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tế có thể kiểm chứng được“.
Tết Trung Thu nếu là mô hình biểu kiến của giấc mơ “Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện”, rõ ràng không thể kiếm chứng được. Trước và sau Đường Minh Hoàng du Nguyệt Điện, chỉ có thằng Cuội của văn hóa truyền thống Việt du trên đó. Hơ.
Chưa hết, bài viết theo đường link trên báo TN, còn viết:
Trích:
[“Khái niệm Trung thu (中秋) xuất hiện lần đầu tiên trong sách Chu Lễ và Lễ Ký (thiên Nguyệt Lệnh) của Khổng Tử thời Chiến Quốc”]
Thưa quý vị và các bạn.
Từ Tết/ Tiết Trung Thu phản ánh một thực tại về không thời gian vào Tiết Trung Thu. Nay dẫn chứng sách Tàu nó có từ mô tả về một thực tại là Tiết trung Thu, thì Tết Trung Thu là của Tàu. Vậy nếu sách Tàu có từ mô tả mặt trăng, mặt trời,…thì mặt trăng, mặt trời cũng của Tàu hết sao?
Thưa quý vị và các bạn.
Tôi cần xác định ngay với quý vị và các bạn rằng: Tết Trung Thu có nguồn gốc từ nền văn hiến Việt, với gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử. Nó có cơ sở từ thuyết ADNH & Kinh Dịch thuộc về nền văn hiến Việt.
Để chứng minh điều này, tôi dẫn chứng rất cụ thể như sau:
1/ Vì sao tết Trung Thu là Tết Trẻ em.
Quý vị và các bạn đều biết tháng 8 Âm lịch luôn là tháng Dậu theo Địa Chi 12 con Giáp. Tháng Dậu thuộc Kim, chính vị của cung Đoài chính Tây. Theo Dịch học thì Đoài là Thiếu Nữ> Tức trẻ em. Quý vị xem hình dưới đây.
HÀ ĐỒ PHỐI HẬU THIÊN LẠC VIỆT
Quý vị và các bạn cũng thấy Quái Đoài/ Dậu ở chính Tây. Sách Tàu cũng ghi nhận quái Đoài/ Dậu chính Tây, chỉ khác là độ số 7, vì phối với Lạc Thư.
Tính chất 8 phương vị của Bát quái thì cung Đoài là “Con cái”. (Sách Tàu cũng thừa nhận chính Tây / Đoài / Dậu là cung “Con cái”)
![]() ![]() |
Đây là nguyên nhân đầu tiên và là cơ sở để thấy rõ rằng: Văn hóa truyền thống Việt xác định Tết Trung Thu là Tết của Trẻ em. Nó có cơ sở từ hệ thống Lý thuyết ADNH & Kinh Dịch thuộc về nền văn hiến Việt. Sinh nhật vua Đường Minh Hoàng kỷ niệm vào năm ông ta lên mấy tuổi nhể? Vớ vẩn.
2/ Vì sao Tết Trung Thu múa Lân?
Thưa quý vị và các bạn.
Trong Tứ Linh của nền văn minh Đông phương – thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử – chắc ai cũng biết. Đó là: Long, Lân, Quy, Phượng. Trong Địa lý phong thủy quy định các biểu tượng trên như sau: Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Hậu Huyền Vũ (Quy/ Rùa Đen), tiền Chu Tước (Phương hoàng) với mô hình chuẩn: Tọa Bắc, triều Nam. Vậy thì phía Tây chính là Bạch Hổ> Hóa Thân của Kỳ Lân.
![]() |
![]() |
Đây là nguyên nhân và cơ sở để vào dịp Tết Trung thu> trong văn hóa truyền thống Việt, các nhóm trẻ em thường tổ chức múa Lân. Vì Lân quản phương chính Tây/ Dậu đã nói ở trên. Trên cung trăng, Hằng Nga và thằng Cuội, không có múa Lân cho Đường Minh Hoàng xem.
3/ Vì sao Tết Trung Thu trẻ em lại rước đèn ông sao?
Cái này thì cần phải hiểu sâu về bản chất của khái niệm AD là gì. Vào đúng rằm Trung Thu, mặt trăng sáng rực rỡ và các ngôi sao đều mờ đi. Bởi vậy, việc rước đèn Ông sao chính là sự cân bằng Âm Dương.
4/ Vì sao trước con Lân trong đám múa Lân thường có hình ảnh Ông Địa?
Trước hết là Ông Địa Thuộc Thổ sinh Đoài Kim. Muốn Kim Vượng và là sự bắt đầu tốt đẹp cho một chu kỳ mới với thế hệ trẻ em và tài lộc thì cần phải có Ông Địa. Xin lưu ý: Đoài Tây Kim Theo “Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt” có độ số 9 (Độ số của Kim. Tàu là 7, độ số của Hỏa?). Độ số 9, cũng là độ số cao nhất của mô hình nguyên lý Cửu Cung để chuyển hóa sang một giai đoạn mới.
5/ Trong chính cuốn Kinh Lễ, được coi là “Tử” viết, cũng xác định Tết Cả/ Tết Nguyên Đán, là Tết của người Việt. Tết Cả đã là Tết của người Việt thì đừng nói Tết con là của Tàu.
Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc.
Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.
Thưa quý vị và các bạn.
Đây là hai cuốn sách chứng minh rằng: Thuyết ADNh &Kinh Dịch thuộc về nền văn hiến Việt, với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử.
Qua đó để thấy rằng: Chính những nguyên lý của thuyết ADNh & Kinh Dịch, là cơ sở để hình thành nội dung của Tết Trung Thu, mà tôi đã hân hạnh trình bày ở trên. SW Hawking đã viết trong cuốn Lược Sử Thơi gian của ông: “Nếu một ngày nào đó, chúng ta tìm được Lý thuyết thống nhất, thì những quy luật vũ trụ được phát hiện sẽ giúp điều hành xã hội của chúng ta”.
Thưa quý vị và các bạn.
Tết Trung Thu với nội dung của nó, chính là sự ứng dụng quy luật vũ trụ trong sinh hoạt đời sống của nền văn hiến Việt.
Cảm ơn quý vị và các bạn quan tâm, chia sẻ.